Liên tiếp các vụ việc xôn xao dư luận liên quan đến ứng xử của nhà giáo

Những ngày qua, liên tiếp các vụ việc liên quan đến vấn đề văn hóa, ứng xử học đường của giáo viên gây xôn xao dư luận.

Hà Nội: Cô giáo túm cổ áo, kéo lê học sinh

Mạng xã hội những ngày qua xôn xao đoạn clip nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp đến kiệt sức, sau đó, cô giáo túm áo, kéo lê học sinh này. Đoạn clip được quay tại hành lang lớp 12D4, trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). 

Theo nội dung clip, nữ sinh bị cô giáo đuổi ra ngoài hành lang và khóc đến mức kiệt sức. Cô giáo đi ra tiếp tục mắng khiến nữ sinh hoảng loạn ôm chân cô và liên tục nói "Em xin lỗi cô, cô tha cho em". Đỉnh điểm của vụ việc là hành động cô giáo túm cổ áo, kéo lê học sinh.

Theo báo cáo của Trường THPT Đa Phúc, ngày 30.9, nhà trường đã mời lớp trưởng và hai học sinh có liên quan lên làm việc; tổ chức họp kiểm điểm giáo viên và học sinh.

Trong tường trình, cô P., giáo viên chủ nhiệm lớp 12D4, đồng thời là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cho biết, hôm 29.9, cô đã giao em N.T.K.C là Bí thư chi đoàn lớp làm nhiệm vụ đặt bánh sinh nhật tháng cho các bạn trong lớp. Tuy nhiên, sau đó em C. đã đặt bánh không đúng theo ý của cô giáo. Sau khi trao đổi, cô P. yêu cầu học sinh C ra đứng ở ngoài cửa lớp và tự giải quyết chiếc bánh đã đặt.

Khi lớp kê bàn ghế và bày cỗ chuẩn bị sinh nhật cho các bạn trong tháng, giáo viên chủ nhiệm P. đi ra cửa thì học sinh C. khóc, quỳ xuống ở cửa lớp xin lỗi cô. Cô P. bảo đứng lên nhưng C. không đứng. Do sức khỏe không tốt, học sinh C. nằm ra cửa lớp. Thấy vậy cô P. đã kéo áo học sinh.

Cô P. thừa nhận đây là hành động chưa đúng chuẩn mực, xử lý nóng vội, gây hiểu lầm. Hiệu trưởng nhà trường đã nhắc nhở giáo viên P. có hành vi kéo học sinh đứng lên chưa chuẩn mực, hành động chưa đúng với vị trí của giáo viên chủ nhiệm.

Liên tiếp các vụ việc xôn xao dư luận liên quan đến ứng xử của nhà giáo -0
Hình ảnh được cho là cô giáo P. kéo lê nữ sinh đang quỳ trước cửa lớp (Ảnh cắt từ clip)

Liên quan tới vụ việc, ngay chiều 30.9, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu Hiệu trưởng trường THPT Đa Phúc kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm (nếu có vi phạm).

Đồng thời, yêu cầu nhà trường tăng cường công tác quản lý, xây dựng văn hóa học đường, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, kịp thời nắm bắt công tác tư tưởng, các hoạt động trong nhà trường. Không để xảy ra các vụ việc làm ảnh hưởng tới uy tín, công tác giáo dục của nhà trường, của ngành.

Theo thông tin mới nhất, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu hiệu trưởng trường THPT Đa Phúc trong thời gian chờ các cơ quan thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận vụ việc, tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và tư vấn tâm lý học đường với cô Nguyễn Thị P. theo quy định.

Nhà trường bố trí giáo viên thay thế đảm bảo đúng quy định hiện hành để hoạt động giáo dục của nhà trường diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch.

Hà Nội: Thầy giáo xúc phạm, xưng “mày - tao” vì học sinh làm bài đúng nhưng chữa thành sai

Ngày 1.10, một đoạn clip dài khoảng 20 giây được lan truyền trên mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh thầy giáo đứng trên bục giảng, bóp cằm, chỉ vào mặt và liên tiếp buông lời chỉ trích học sinh. Người giáo viên này sử dụng ngôn ngữ thô bạo, xúc phạm, thậm chí xưng "mày - tao". Lý do mắng chửi vì học sinh làm bài đúng nhưng lại chữa thành sai. Vụ việc trên xảy ra tại Trường THPT Phan Huy Chú (huyện Thạch Thất, Hà Nội). 

Trưa 2.10, ông Phùng Đức Ánh, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch thất cho biết, thầy giáo đã nhận sai và xin lỗi học sinh, phụ huynh vì những hành vi không đúng chuẩn mực nhà giáo. Học sinh cũng nhận lỗi khi xưng hô với thầy giáo thiếu chủ ngữ vị ngữ, gây sự bực tức. Trong buổi làm việc, phụ huynh chấp thuận lời xin lỗi của thầy giáo này.

Liên tiếp các vụ việc xôn xao dư luận liên quan đến ứng xử của nhà giáo -0
Đoạn clip thầy giáo chỉ vào mặt, liên tiếp buông lời chỉ trích học sinh gây nhiều bức xúc trên mạng xã hội (Ảnh cắt từ clip)

Được biết, Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch thất cũng đã tạm đình chỉ việc đứng lớp với giáo viên trong vụ việc và bố trí người khác dạy thay. “Khi có kết luận của cơ quan chức năng, trường sẽ ra quyết định xử lý theo đúng quy định", Hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Về vụ việc này, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ra văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú - Thạch thất kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc, báo cáo Sở. Tinh thần chỉ đạo của Sở là xử lý nghiêm khắc với sai phạm, tuyệt đối không bao che, nể nang với các hành vi không chuẩn mực của nghề.

Thanh Hoá: Học sinh lớp 4 bị cô giáo đánh bầm tím vì không làm bài tập

Một học sinh lớp 4 của Trường tiểu học Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá bị cô giáo dùng roi đánh vào lưng vì không làm bài tập, gây nhiều vết bầm tím. Do bức xúc về việc con mình bị đánh khi đến trường, gia đình nam học sinh đã đăng tải nội dung sự việc lên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

“Con học kém mới phải cho đi học để cô giáo dạy dỗ, học sinh không biết hoặc chậm thì phải dạy cho hiểu chứ không phải đánh gây thương tích bầm tím và rách người như vậy. Ai cũng có con cháu đi học, không ai muốn con hoặc cháu mình đi học chỉ vì làm bài chậm mà bị cô giáo bạo hành”, một tài khoản được cho là người nhà cháu bé chia sẻ trên mạng xã hội.

Liên tiếp các vụ việc xôn xao dư luận liên quan đến ứng xử của nhà giáo -0
Hình ảnh vùng lưng cháu bé với nhiều vết bầm tím (Ảnh: Mạng xã hội)

Theo thông tin ban đầu, trong buổi học sáng 30.9, cô giáo tên H. đã có hành động dùng roi tre đánh nhiều lần vào lưng học sinh nam. Bước đầu, cô giáo cho biết, do học sinh này không chịu làm bài tập cô giao. Phía đại diện nhà trường và giáo viên có hành động đánh học sinh đã gặp phụ huynh để xin lỗi.

Được biết, Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4B đối với cô H. 15 ngày, bắt đầu từ ngày 2.10.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.