Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức toàn cầu, cùng với mục tiêu của Đà Nẵng xây dựng hình ảnh Đô thị xanh, quận Thanh Khê đã và đang khẳng định vai trò là một trong những đơn vị tiên phong triển khai hiệu quả các mô hình, sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

100% điểm nóng về rác thải được xử lý, giám sát chặt

Là một trong những địa phương tham gia chương trình Đô thị giảm nhựa - một sáng kiến của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) từ rất sớm (tháng 6.2020), quận Thanh Khê không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ mà còn duy trì sự chủ động, quyết liệt trong việc cụ thể hóa các kế hoạch hành động.

Ngay từ năm 2020, UBND quận đã ban hành Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đến năm 2025, đồng thời duy trì cập nhật và triển khai kế hoạch hàng năm theo như kế hoạch.

thanh-khe.jpg
Một điểm thu gom xử lý rác thải nhựa tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Ảnh: WWF Việt Nam

Quận Thanh Khê đã thành công trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý rác thải hiệu quả, có sức lan tỏa. Mô hình “Điểm tập kết xanh” khởi đầu từ việc cải tạo điểm nóng ô nhiễm trên đường Phan Xích Long thành khu tập kết rác văn minh kết hợp không gian công cộng, đã trở thành điểm nhấn về cảnh quan đô thị và được Sở Nông nghiệp và Môi trường Đà Nẵng đánh giá cao. Thành công này là cơ sở để quận chủ động nhân rộng thêm 3 điểm tập kết xanh khác bằng nguồn lực địa phương.

Công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm, đặc biệt tại khu vực sông Phú Lộc, được thực hiện bài bản, có giải pháp tổng thể từ khảo sát, đánh giá hiện trạng đến huy động lực lượng để 100% điểm nóng đã được dọn dẹp và giám sát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, mô hình vận động ngư dân mang rác về bờ cũng được triển khai tích cực với sự tham gia của 350 tàu thuyền, kết hợp hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động thu gom rác định kỳ trên sông của Tổ cộng đồng.

Phát huy vai trò nòng cốt của cộng đồng và các tổ chức xã hội

Điểm nổi bật tại Thanh Khê là việc huy động mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng. Mô hình “Bình hoa an sinh xã hội” do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận khởi xướng và chủ trì, với sự hỗ trợ nhân rộng từ Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” (với sự chủ trì của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, WWF – Việt Nam và các đối tác địa phương thực hiện), đã phát triển lên 384 điểm thu gom rác tái chế toàn quận. Mô hình không chỉ tăng cường thu hồi rác tái chế mà còn tạo nguồn quỹ ý nghĩa, cung cấp hàng trăm thẻ bảo hiểm y tế và quà tặng cho hội viên, học sinh khó khăn, thể hiện sâu sắc tính nhân văn.

Ngành giáo dục quận đã chủ động, sáng tạo triển khai mô hình “Trường học giảm rác thải nhựa” tại 6 trường thí điểm và đang nhân rộng ra toàn quận, lồng ghép hiệu quả nội dung giáo dục môi trường vào chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa.

Mô hình thí điểm “Tái chế chất thải thực phẩm làm phân compost” mới được triển khai từ năm 2024 tại các khu dân cư, trường học và chợ cũng ghi nhận sự tham gia tích cực của người dân và các đơn vị.

thanh-khe-2.jpg
Một cuộc tập huấn kỹ năng truyền thông và phát túi lưới đi chợ cho nhóm nòng cốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Khê. Ảnh: WWF Việt Nam

Công tác tuyên truyền, giáo dục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, triển khai sâu rộng đến nhiều nhóm đối tượng. Các sự kiện lớn như Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường, Ngày hội Thanh thiếu niên thu hút hàng trăm người tham gia. Các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề được tổ chức thường xuyên cho cán bộ nòng cốt (649 người), hội viên phụ nữ (trên 220 người), ngư dân (150 người), tiểu thương (200 người ký cam kết) và cộng đồng dân cư (trên 1500 người). Hình thức truyền thông trực quan cũng được chú trọng qua hệ thống pano di động và tranh tường bích họa, góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa.

Những kết quả ấn tượng trên cho thấy sự phối hợp hiệu quả giữa chính quyền, tổ chức quốc tế và người dân trong bảo vệ môi trường, đồng thời là minh chứng cho tiềm năng nhân rộng mô hình trên phạm vi cả nước.

Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Môi trường

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.