Kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện

Khảo sát của EuroCharm và Decision Lab cho thấy kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện. Số người lạc quan về nền kinh tế tăng 8 điểm, tỷ lệ dự đoán nền kinh tế suy thoái giảm 6% và tỷ lệ dự đoán doanh thu, đơn hàng sẽ cải thiện tăng 7%.

“Điểm số BCI không giảm là dấu hiệu của sự tiến bộ” -0
Nguồn: ITN

Niềm tin vào triển vọng kinh tế ngày càng tăng

Theo báo cáo Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) mới nhất do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu  tại Việt Nam (EuroCham) và Decision Lab thực hiện, lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đã có một số cải thiện nhất định nhưng vẫn giữ thái độ thận trọng.

BCI - chỉ số đo lường tâm lý kinh doanh của cộng đồng nhà đầu tư và doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam - giữ mức ổn định 48 điểm trong quý đầu năm 2023. Mặc dù chỉ số này giữ nguyên so với cuối năm 2022, nhưng đã có những dấu hiệu hứa hẹn một sự thay đổi tích cực trong triển vọng kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu. 

Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit cho rằng, mặc dù số điểm 48 có vẻ không ấn tượng “nhưng điều đáng khích lệ là tình hình không xấu thêm đi”. Và “dù còn cách xa mức lý tưởng, điểm số không giảm là dấu hiệu của sự tiến bộ. Điều này khiến chúng tôi hy vọng rằng tình hình có thể được cải thiện với nhiều nỗ lực hơn”.

Triển vọng môi trường kinh doanh năm 2023 cũng cho thấy những dấu hiệu cải thiện đáng mong đợi. Cụ thể, số người lạc quan về nền kinh tế quốc gia đã tăng 8 điểm, cho thấy niềm tin ngày càng tăng vào triển vọng kinh tế.

Một điểm đáng chú ý khác là số người tham gia khảo sát dự đoán nền kinh tế sẽ ổn định và phát triển đã tăng. Theo khảo sát, số cá nhân dự đoán nền kinh tế suy thoái giảm 6%, trong khi số người dự đoán sẽ có cải thiện đối với doanh thu và đơn hàng tăng 7%.

Theo các doanh nghiệp, thông qua một loạt các sáng kiến chiến lược nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Dựa trên phản hồi từ những người tham gia khảo sát, việc đơn giản hóa quy định, các biện pháp phát triển bền vững, khuyến khích đầu tư và các chương trình phát triển lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cơ bản cho thành công kinh tế dài hạn.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, nhìn chung, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu hài lòng với mức độ quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối với nhu cầu kinh doanh tại Việt Nam, với 1/3 số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng đáng kể hoặc vừa phải. Phản hồi tích cực này là minh chứng cho cam kết bền vững của Chính phủ đối với việc thúc đẩy môi trường kinh doanh thân thiện.

Rào cản từ sự thiếu minh bạch

Theo đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu, Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài (FDI), với 36% số người tham gia khảo sát xếp Việt Nam ở vị trí đầu tiên, trong top 3 hoặc trong top 5 điểm đến đầu tư hàng đầu của họ trên phạm vi toàn cầu.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang chật vật với các vấn đề như quy định thiếu minh bạch, hành chính chưa hiệu quả, khó khăn khi xin thị thực và giấy phép lao động. Có thể nhận thấy số người trả lời khảo sát chỉ ra những bất cập trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng có xu hướng tăng.  

Một rào cản khác mà lĩnh vực sản xuất phải đối mặt là thủ tục hải quan phức tạp, trong khi các công ty dịch vụ chịu thách thức lớn về thị thực và giấy phép lao động. Hơn thế, nhiều ngành công nghiệp, như giao thông vận tải, dược phẩm và năng lượng tái tạo, cũng gặp cản trở do luật chống tham nhũng chưa hoàn thiện.

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát BCI nhấn mạnh: Việt Nam cần cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan để gia tăng sức hấp dẫn với tư cách là một điểm đến đầu tư năng động. Những biện pháp này sẽ giúp giải quyết các mối bận tâm của doanh nghiệp nước ngoài và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế đất nước.

Theo Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit, từ trước đến nay, Chính phủ Việt Nam hành động nhanh chóng và quyết đoán trong thời kỳ khủng hoảng. "Cảm thấy tích cực về tương lai nền kinh tế Việt Nam”, ông Gabor Fluit chia sẻ “chúng tôi mong đợi các biện pháp hiệu quả hơn trong nửa cuối năm nay”.

Cũng theo ông Gabor Fluit, những cải cách sắp tới đối với thủ tục cấp phép lao động và thị thực du lịch có thể sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng. “Chúng tôi rất mong đợi có thêm thông tin về những thay đổi được đề xuất này. Tính thanh khoản cũng đã được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây, và chúng tôi tin rằng dấu hiệu rõ ràng từ Chính phủ về việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính sẽ thúc đẩy tinh thần cộng đồng doanh nghiệp”.

Giám đốc điều hành Decision Lab Thue Quist Thomasen lưu ý: “Mặc dù triển vọng có cải thiện, điều quan trọng cần lưu ý là nền kinh tế vẫn mong manh và cần thận trọng. Việc theo dõi tình hình hiện tại để dự đoán bất kỳ thay đổi tiềm ẩn nào trên thị trường là cần thiết. Chủ động tiếp cận tình hình hiện tại có thể là cách tốt nhất để đảm bảo thành công trong tương lai”.

Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) được xem là thước đo hàng đầu để cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu hiểu hơn về thị trường Việt Nam.

Khảo sát hàng quý này tổng hợp phản hồi từ mạng lưới rộng lớn gồm 1.300 thành viên của EuroCham Việt Nam, đại diện cho hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế. Báo cáo cung cấp thông tin về hiện trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam, đồng thời cho thấy bức tranh tổng quan những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Kinh tế

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư
Kinh tế

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư

Những chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành như Nghị định 111/2015/NĐ-CP về Phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
Doanh nghiệp

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép

Nhận lời mời của Liên đoàn công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên - CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2024 với chủ đề: Phụ nữ làm chủ kỷ nguyên chuyển đổi kép. Bà nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới đầy biến động, phụ nữ là nhân tố quan trọng giúp tạo ra sự cân bằng, ổn định và phát triển.

Các dự án điện gặp khó khăn do vướng về cơ chế
Kinh tế

Bảo đảm đủ điện cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện tại, thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách; đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để phải gấp rút sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, mạch nguồn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Ảnh minh họa
Kinh tế

Được gì khi sớm ban hành Luật Điện lực?

Theo chuyên gia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng để được thông qua ở kỳ họp này là phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có cơ sở pháp lý triển khai ngay các dự án điện và không bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sản xuất cần năng lượng sạch.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” để gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ nay tới đó tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách; trong đó giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không" (không đăng ký, đăng kiểm, cấp phép) trước ngày 20.11.

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động
Kinh tế

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động

Việc áp dụng các quy định về dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại các quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, từ đó tìm ra những phương án hiệu quả hơn. Quá trình này không chỉ mang lại lợi ích về mặt pháp lý, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, tăng tính hiệu quả.

PC Sơn La Thăm hỏi động viên người lao động. Ảnh: NPC
Doanh nghiệp

Công đoàn PC Sơn La chăm lo đời sống, tạo động lực gắn kết người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã không ngừng nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa của công đoàn đã tạo nên sự gắn kết, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc
Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự nhiên TH true BUTTER.

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

"Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 43,1% và khoảng 902 đô thị trên toàn quốc", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết tại Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024.

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Doanh nghiệp

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai
Doanh nghiệp

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai

Ngày 1.9.1999, Chính phủ ban hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay sau đó, ngày 9.11.1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nhằm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN luôn đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt, chi trả tiền bảo hiểm.

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm
Doanh nghiệp

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm

Đón đầu nhu cầu tài chính cấp thiết phục vụ đời sống cũng như sản xuất kinh doanh mùa cuối năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt” dành cho khách hàng cá nhân để góp phần kết nối khách hàng với nguồn vốn dồi dào bằng chi phí sử dụng vốn cạnh tranh cùng dịch vụ chăm sóc tận tâm.