Kiến trúc với phát triển bền vững

Kiến trúc đối với không gian là tiền đề cho các hoạt động diễn ra cũng như tạo môi trường hoạt động hiệu quả. Kiến trúc tốt hay xấu, kịp thời hay không, đều ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội. 

Tầm quan trọng đặc biệt

Vai trò và vị thế kiến trúc ở mỗi quốc gia, mọi chế độ đều có tầm quan trọng đặc biệt, là một phần định lượng khá rõ rệt, làm thước đo phản ánh sự thành công hay thất bại trong xây dựng quốc gia, chế độ đó. Đây là điều được nhấn mạnh tại Hội thảo "Vai trò kiến trúc với phát triển bền vững văn hóa - kinh tế - xã hội" sáng 22.4, do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức.

Kiến trúc với phát triển bền vững -0
Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo "Vai trò kiến trúc với phát triển bền vững văn hóa - kinh tế - xã hội" sáng 22.4. Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/

Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, TS.KTS Phan Đăng Sơn nhận định, kiến trúc vừa là bộ phận cấu thành, vừa là hợp phần tích hợp trong hoạt động chung của môi trường không gian. Không gian hoạt động xác lập từ các yếu tố chính là môi trường, văn hóa, kinh tế, xã hội.

"Vai trò của kiến trúc đối với không gian luôn rất quan trọng, cần thiết, thường xuyên, kịp thời và hiệu quả, nhiều khi là sự lót đường, làm cơ sở tiền đề cho hoạt động diễn ra và tạo môi trường hoạt động cho suốt quá trình. Kiến trúc tốt hay xấu, kịp thời hay không, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình, hiệu quả tiến hành và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội", TS.KTS Phan Đăng Sơn nhấn mạnh. 

Theo các chuyên gia, điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất ở kiến trúc Việt Nam là gắn kết chặt chẽ với những yếu tố lịch sử thời đại. Từ các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội hay nhiều vùng miền khác thời kỳ đầu độc lập, tiến hành xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội, dù do Pháp để lại hay do ta thiết kế bổ sung sau này đều đóng vai trò trở thành các không gian phục vụ mọi hoạt động điều hành, lao động sản xuất, nghỉ ngơi giải trí trong đó.

Dấu ấn đồng hành

Nhiều ý kiến cho rằng kiến trúc là một bộ phận hữu cơ, là một thực thể được cấu thành của văn hóa, cho thấy sự phát triển về sáng tạo nghệ thuật và thẩm mỹ của người Việt.

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, KTS Trần Ngọc Chính dẫn chứng thực tế, từ những công trình ban đầu chỉ đáp ứng yêu cầu về chỗ ở như các khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ... ở Hà Nội, đến nay chúng ta đã có những khu tập thể cao cấp. Từ những trụ sở cơ quan chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, đến nay chúng ta đã có nhiều công trình để lại dấu ấn như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tòa nhà Quốc hội... Đây là minh chứng cho sự nâng cao chất lượng nghệ thuật kiến trúc của các công trình.

Kiến trúc khu vực nông thôn đã tiệm cận với kiến trúc hiện đại, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, gắn với phát triển sản xuất nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa và kiến trúc xóm làng truyền thống của người Việt. Đây là giá trị của việc kết hợp giữa văn hóa và kiến trúc bền vững.

Kiến trúc với phát triển bền vững -0
Cầu Vàng ở Đà Nẵng là một trong những công trình kiến trúc vang danh trên thế giới. Nguồn: kienviet.net

Kiến trúc không chỉ tạo cơ sở vật chất, điều kiện sống của nhân dân ở thành thị và nông thôn mà đã góp phần xây dựng, đổi mới nếp sống, lối sống và môi trường sống của nhân dân. Bối cảnh phát triển và hội nhập cũng đặt ra những yêu cầu mới. Nhận diện về vai trò và thành tựu của kiến trúc nước nhà, lấy đó làm đường dẫn để phát triển kiến trúc đồng hành với đất nước.

"Phát triển kiến trúc Việt Nam phải bảo đảm sự thống nhất trong đa dạng của sáng tác kiến trúc, đáp ứng các yêu cầu về môi trường sinh thái, tìm ra kiến trúc phù hợp cho khu vực nông thôn, đô thị, văn hóa từng vùng miền, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, cho mai sau", KTS. Trần Ngọc Chính nhận định.

Văn hóa

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Poster phim "Đào, phở và piano"
Văn hóa

Bài cuối: Lãng mạn nhưng kiên cường

26 năm sau "Hà Nội mùa đông 46", năm 2023, đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn thực hiện bộ phim "Đào, phở và piano" từ sự thôi thúc bên trong, từ những câu chuyện kể của thế hệ cha anh đi trước mà ông được lắng nghe, và từ chính những ký ức tuổi thơ của đạo diễn về Hà Nội.