Hà Nội thời bao cấp: Ký ức qua di sản kiến trúc

Tọa đàm “Hà Nội thời bao cấp: Ký ức qua di sản kiến trúc”, do tạp chí Tia Sáng tổ chức vào 14h30 ngày 11.10, tại Café Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hà Nội là một trong số ít thành phố trên thế giới còn giữ được nhiều kiến trúc thời kỳ đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (XHCN), hay còn gọi là thời bao cấp. Các công trình này gắn liền với cuộc sống nhiều khó khăn nhưng cũng đầy tinh thần lạc quan của những cư dân Hà thành.

Điểm lại các công trình ấy theo thời gian, chúng ta sẽ thấy thật ngạc nhiên là Hà Nội đã có những một mạng lưới dày đặc các công trình kiến trúc phản ánh cho mong ước xây dựng xã hội theo mô hình mới, hết sức đa dạng và phong phú, vừa là một trung tâm công nghiệp sản xuất quy mô lớn, tiêu biểu với cụm công nghiệp Cao - Xà - Lá, vừa là trung tâm văn hóa - xã hội với Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Cung Thiếu nhi Hà Nội và rất nhiều khu tập thể mang tinh thần xã hội chủ nghĩa, tôn vinh các giá trị cộng đồng.

thu-moi-toa-dam-kien-truc-782.jpg
Tọa đàm thảo luận một phần ký ức đô thị quan trọng của Hà Nội

Về mặt kiến trúc, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng các công trình kiến trúc giai đoạn 1954 - 1986 được thiết kế với những nguyên tắc định hình hiện đại, tiến bộ, có giá trị lịch sử, khoa học, xã hội và kinh tế. Khối di sản kiến trúc giai đoạn này vẫn là một phần tạo dựng nên bản sắc Hà Nội và có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị, đóng góp vào công cuộc đổi mới tiếp theo của đất nước cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển Hà Nội trong tương lai: hướng đến nền kinh tế sáng tạo, giàu văn hóa.

Giờ đây, nhiều di sản kiến trúc này đã xuống cấp, nhiều công trình đã bị phá hủy để xây dựng những khu chung cư, văn phòng cao cấp; một số khác thì bị cải tạo sai lệch so với vẻ đẹp ban đầu.

Tại sao một phần ký ức đô thị quan trọng như vậy mờ nhạt dần? Chúng ta nên ứng xử như thế nào trước những công trình thời bao cấp còn lại? Tại sao các công trình mang một phần ký ức đô thị này quan trọng với cuộc sống hôm nay? Làm sao để lan tỏa giá trị của di sản kiến trúc thời Bao cấp ở Hà Nội trong xã hội hiện nay?

Đó là những nội dung chính được thảo luận tại tọa đàm“Hà Nội thời bao cấp: Ký ức qua di sản kiến trúc”, do tạp chí Tia Sáng tổ chức vào 14h30 ngày 11.10, tại Café Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tham gia tọa đàm, KTS Vũ Hiệp sẽ trình bày khái quát về giá trị của di sản kiến trúc thời Bao cấp, mạng lưới di sản kiến trúc thời bao cấp ở Hà Nội. TS. KTS Trần Thanh Bình, người đã thiết kế các công trình thời đó (trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu xạ hiếm) trình bày về quá trình thiết kế, nguyên tắc thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc đó. PGS. TS Nguyễn Văn Huy phân tích về di sản kiến trúc đã thể hiện mơ ước, khát vọng của người dân, của đất nước một thời.

Văn hóa - Thể thao

Hành trình từ tín đồ thời trang đến CEO: Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week 2024
Văn hóa - Thể thao

Hành trình từ tín đồ thời trang đến CEO: Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week 2024

Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

 Thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch trong kỷ nguyên số
Văn hóa - Thể thao

Thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số không chỉ giúp ngành văn hóa và du lịch Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại mà còn là một bước đi quan trọng để bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai. Thời gian qua, ngành văn hóa và du lịch đã tích cực hòa nhập xu thế số hóa toàn cầu, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực này vẫn là nhiệm vụ cấp thiết và đầy khó khăn, thách thức.