Bức tranh toàn diện, chân thực và sống động về Thủ đô

Sáng 4.10, Lễ khai mạc Triển lãm "Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển" đã được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội. 

z5895193417436-67ee73af86a4de1c6ec779697f035599-5765.jpg
Triển lãm nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 25 năm được UNESCO vinh danh Thành phố vì hòa bình

Triển lãm do Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức, nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 25 năm được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hòa bình.

Phát biểu tại Lễ khai mạc triển lãm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhận định, từ ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội đến nay, chúng ta càng thêm tự hào về những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô. Từ một thành phố bị tàn phá sau chiến tranh, Hà Nội đã nhanh chóng khôi phục và từng bước phát triển qua các thời kỳ, thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

z5895192344118-97af6528921c91ac279b8fbb898f9771-1133.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhận định sự kiện có ý nghĩa không chỉ đánh dấu chặng đường 70 năm đầy tự hào của Thủ đô, mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại lịch sử, khẳng định ý chí quyết tâm, khát vọng xây dựng và phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại

Ngay sau ngày Giải phóng, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã nhanh chóng triển khai những kế hoạch nhằm khôi phục đời sống kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Hà Nội là hậu phương lớn, là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến với phương châm thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người.

Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không chói lọi, trở thành biểu tưởng của ý chí, trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam, được dư luận thế giới nhận định, đó là chiến thắng của lương tri và phẩm giá con người.

z5895186231219-8bd12d9e425249de6e0127874bfd108e-3780.jpg
Đại biểu tham quan không gian triển lãm về Hà Nội trước năm 1954

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Nội đã tiếp tục gương mẫu trong sự nghiệp đổi mới và phát triển. Đặc biệt, với Nghị quyết 15 của Quốc hội Khóa XII, Thủ đô được mở rộng địa giới hành chính, tạo ra không gian và diện mạo mới với những cơ hội phát triển mới. Từ đây, Hà Nội có điều kiện tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Đặc biệt từ thời kỳ Đổi mới (năm 1986), Hà Nội đã vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. GRDP bình quân đầu người tăng mạnh, đạt gần 6.300 USD vào năm 2023, gấp hơn 130 lần so với năm 1954. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7-8%/năm, đóng góp khoảng 16% GDP và 18,5% tổng thu ngân sách nhà nước của cả nước.

z5895173748853-72132f3b4583ccc35cd73840625703f3-2459.jpg
Tham quan không gian công nghệ chủ đề định hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các giá trị văn hóa và con người Hà Nội được phát huy, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của Nhân dân Thủ đô. Không gian đô thị không ngừng được mở rộng (tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2%), phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng giao thông, với nhiều tuyến đường mới, cầu vượt, khu đô thị hiện đại và đồng bộ, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt khoảng trên 12,13%.

Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế Thủ đô trong khu vực và trên thế giới, Thành phố được quốc tế công nhận và vinh danh là Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đánh giá những thành tựu này không chỉ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển nhanh, bền vững, tương đối toàn diện của thành phố.

Triển lãm Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển là một bức tranh toàn diện, phản ánh chân thực và sống động quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ.

"Đây là một sự kiện có ý nghĩa không chỉ đánh dấu chặng đường 70 năm đầy tự hào của Thủ đô, mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại lịch sử, cùng khẳng định ý chí quyết tâm, khát vọng xây dựng và phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại", ông Hà Minh Hải nhấn mạnh.

z5895189001026-c2ea19f9a663e13291da88aafd7a1bac-5560.jpg
Một số mô hình kiến trúc, công trình của Hà Nội

Cụ thể, triển lãm giới thiệu hơn 500 hình ảnh, 500 hiện vật, 30 mô hình kết hợp trình chiếu 3D mapping, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, với 5 không gian trưng bày tương ứng với 5 phần.

Hà Nội trước năm 1954 - Truyền thống ngàn năm tái hiện lịch sử hào hùng của Thủ đô Hà Nội từ thời kỳ Thăng Long đến mốc son lịch sử chói lọi - Giải phóng Thủ đô, mở ra thời kỳ phát triển mới của Hà Nội.

Hà Nội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) - Hà Nội vang mãi bản hùng ca tái hiện những thành tựu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; đồng thời là hậu phương lớn nhất, quan trọng nhất chi viện cho chiến trường miền Nam; nơi trực tiếp lập nên nhiều kỳ tích anh hùng của công cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, thống nhất đất nước.

z5895189575602-37b75845bd9bc0bf08c811a6128ba009-5946.jpg
Không gian trưng bày ấn phẩm về Hà Nội

Hà Nội cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2008) - Trên đường đổi mới và phát triển là những thành tựu thời kỳ khôi phục, tái thiết và phát triển kinh tế - xã hội sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; thời kỳ quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Thủ đô Hà Nội từ năm 2008 đến nay - Mở rộng và phát triển với các thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội sau mở rộng địa giới hành chính với diện mạo, tầm vóc mới. Diện tích Hà Nội sau mở rộng là 3.359,84km2, gấp 3,6 lần diện tích cũ, trở thành 1 trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Định hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" thể hiện định hướng xây dựng, phát triển Thủ đô trong tương lai với 5 không gian phát triển; 5 hành lang và vành đai kinh tế; 5 trục động lực; 5 vùng kinh tế - xã hội; 5 vùng đô thị...

Triển lãm diễn ra đến hết 14.10.

Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế

“Hàn Quốc có Trung tâm văn hóa ở Việt Nam để giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình. Vậy tại sao Việt Nam chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài?”. Đó là ý kiến của ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) tại phiên thảo luận sáng qua, (1.11) về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… Bên cạnh nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện; đồng thời bày tỏ kỳ vọng, khi được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Biểu diễn múa truyền thống của đồng bào Khmer (Sóc Trăng) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Kim Anh
Văn hóa - Thể thao

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

Chuỗi hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch; hưởng ứng Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển
Văn hóa - Thể thao

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển

Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.