Ra mắt sách "Lịch sử Việt Nam bằng hình"

Sáng 26.9, nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Công ty cổ phần Văn hóa Đông A tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách "Lịch sử Việt Nam bằng hình" - công trình công phu với gần 2.000 minh họa tranh ảnh và bản đồ.

Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) và 72 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam (10.10.1952 - 10.10.2024).

DSC03406.JPG
Tọa đàm và ra mắt cuốn sách "Lịch sử Việt Nam bằng hình" sáng 26.9

Phát biểu tại lễ ra mắt sách, Giám đốc nhà xuất bản Đại học Sư phạm, PGS.TS Nguyễn Bá Cường cho rằng, Lịch sử Việt Nam bằng hình là cuốn sách cần thiết trong mỗi gia đình, cho các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau cũng như đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Sách sẽ góp phần kết nối và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, văn hiến, nghệ thuật, truyền thống yêu nước, tự lực tự cường của dân tộc.

"Nhóm biên soạn không có tham vọng thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Việt Nam mà tập trung phác họa toàn cảnh quá trình kiến tạo đất nước, xuyên suốt từ thời xuất hiện các cư dân đầu tiên trên lãnh thổ cho đến hình thành một quốc gia hiện đại như ngày nay", PGS.TS Nguyễn Bá Cường cho biết.

DSC03412.JPG
Theo Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A, họa sĩ Trần Đại Thắng, "Lịch sử Việt Nam bằng hình" là ấn bản đánh dấu mốc quan trọng trong 20 năm hành trình xây dựng và phát triển của Đông A (2004 - 2024). Cuốn sách đã được lên ý tưởng từ 17 năm trước, trải qua một thời gian dài tổ chức biên soạn nội dung, hình ảnh, biên tập, hiệu đính

Cuốn sách dày 659 trang, được biên soạn trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các bộ sử cổ cùng một số công trình nghiên cứu hiện đại.

Nội dung Lịch sử Việt Nam bằng hình được bố cục thành 14 phần chính: Tiền sử và truyền thuyết; Chống Bắc thuộc; Nhà Ngô - Đinh - Tiền Lê; Nhà Lý; Nhà Trần; Nhà Hồ và thời thuộc Minh; Nhà Hậu Lê (thời Lê sơ); Nhà Mạc; Thời Lê Trung Hưng và chính quyền chúa Nguyễn; Nhà Tây Sơn; Nhà Nguyễn (Sơ kỳ); Chống Pháp và Pháp thuộc; Độc lập, thống nhất và phát triển; Nghìn năm văn hiến.

DSC03441.JPG
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử... chia sẻ về giá trị của cuốn sách

Bên cạnh lịch sử Việt Nam, cuối mỗi phần có thêm bài khái quát vắn tắt tình hình Trung Quốc và phương Tây ứng với từng giai đoạn lịch sử trong nước.

Cuốn sách còn có phần Chỉ mục ở cuối sách gồm các mục từ về nhân danh, địa danh, tên tác phẩm... có ý nghĩa đối với việc tra cứu khi tiếp nhận nội dung tác phẩm.

461406370_2191749724534359_932201778742609088_n.jpg
"Lịch sử Việt Nam bằng hình" có gần 2.000 minh họa bằng tranh ảnh và bản đồ

Đặc biệt, chiếm phần quan trọng trong Lịch sử Việt Nam bằng hình là kho tư liệu ảnh hiện vật phong phú, đa dạng với gần 2.000 tranh ảnh và bản đồ ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, được sưu tập từ các bảo tàng trong nước, ngoài nước và các bộ sưu tập tư nhân.

Các di tích, chùa, đền, tượng đài gắn liền với tên tuổi các danh nhân lịch sử cũng hiện diện dưới dạng ảnh chụp để minh họa cho ngôn từ thêm phần sinh động. Nơi lưu giữ và bản quyền hình ảnh đều đã được cập nhật dưới ghi chú hình ảnh và trang Bản quyền hình ảnh ở cuối sách.

Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).