Xây dựng hành lang pháp lý phát triển văn học

Việc xây dựng Nghị định về hoạt động văn học đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện, nhằm tạo hành lang pháp lý, khuyến khích phát triển văn học.

Tại Họp báo thường kỳ quý III năm 2024 diễn ra chiều 3.10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong Bộ tiếp tục triển khai đồng bộ công tác tham mưu hoàn thiện thể chế trên hầu hết lĩnh vực.

Trong đó, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và các dự thảo văn bản quy định chi tiết Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Tám; xây dựng hồ sơ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại Kỳ họp thứ Tám.

Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13.6.2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 991/QĐ-TTg ngày 16.9.2024 phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29.8.2024 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam…

dscf8858-9331.jpg
Họp báo thường kỳ quý III của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 3.10

Việc xây dựng Nghị định về hoạt động văn học cũng đang được triển khai thực hiện. Đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết đang rốt ráo tiến hành các trình tự để hoàn thiện dự thảo hồ sơ. Thực tế, hoạt động văn học đang được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, như: Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thư viện, Luật An ninh mạng, nhưng vẫn còn những hoạt động văn học chưa được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật riêng… Do đó, việc xây dựng Nghị định nhằm tạo hành lang pháp lý để khuyến khích hoạt động văn học phát triển tốt nhất.

Theo đại diện Vụ Pháp chế, Nghị định về hoạt động văn học là một trong những nghị định để ngành văn hóa hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Hiện nay chỉ còn lĩnh vực văn học đang tiếp tục hoàn thiện, trong khi những lĩnh vực khác từ luật, nghị định, thông tư cơ bản đã có, với 475 văn bản quy phạm pháp luật của ngành.

Để hoàn thiện nội dung này, Bộ đã triển khai lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan, đánh giá việc tổ chức thi hành pháp luật trong hoạt động này; đề xuất chính sách tập trung khuyến khích phát triển văn học…

Trong quý IV, cùng với tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ Luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức triển lãm tranh cổ động tấm lớn về xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh, chủ quyền Biên giới và Biển đảo Tổ quốc; tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII; Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024…

Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế

“Hàn Quốc có Trung tâm văn hóa ở Việt Nam để giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình. Vậy tại sao Việt Nam chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài?”. Đó là ý kiến của ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) tại phiên thảo luận sáng qua, (1.11) về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… Bên cạnh nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện; đồng thời bày tỏ kỳ vọng, khi được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Biểu diễn múa truyền thống của đồng bào Khmer (Sóc Trăng) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Kim Anh
Văn hóa - Thể thao

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

Chuỗi hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch; hưởng ứng Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển
Văn hóa - Thể thao

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển

Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.