Kiên Giang: Khai hội truyền thống kỷ niệm 156 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh

Kiên Giang: Khai hội truyền thống kỷ niệm 156 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh

Tối 28.9, tại TP. Rạch Giá, UBND tỉnh Kiên Giang đã khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1968 - 2024). Lễ hội diễn ra từ ngày 28 - 30.9, tức ngày 26 - 28/8 âm lịch.

h4.jpg
Khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (Ảnh: Phương Vũ).

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung và đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài tỉnh đến dự.

Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mang đậm tính nhân văn được lưu truyền qua nhiều thế hệ và được bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn của cộng đồng và người dân với tâm nguyện tri ân những công lao to lớn của ông. Năm 2023, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

z5877490347222_d9dccc9ebd5feb0aa6e83ba495b7da67.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung phát biểu (Ảnh: Phương Vũ)

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung, nhấn mạnh: “Với truyền thống, lịch sử, văn hóa của quê hương Kiên Giang anh hùng, tự hào về di sản văn hóa được tôn vinh; cùng sự quan tâm của Trung ương, của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự đồng lòng, chung tay góp sức của đông đảo quần chúng Nhân dân, chúng ta tin tưởng rằng những giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích lịch sử văn hóa quốc gia mộ và Đình Nguyễn Trung Trực – TP. Rạch Giá sẽ tiếp tục được gìn giữ, vun đắp, lan tỏa, góp phần giới thiệu, quảng bá những giá trị lịch sử, văn hóa tốt đẹp của tỉnh Kiên Giang nói chung, của thành phố Rạch Giá nói riêng đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”.

Theo ông Nguyễn Lưu Trung, Lễ hội ngày càng mở rộng quy mô tổ chức ở các hoạt động phần hội, các lễ nghi truyền thống tổ chức trang nghiêm, thành kính. Năm nay, Lễ hội kết nối với nhiều hoạt động có quy mô toàn quốc và khu vực nhằm tạo thêm không khí lễ hội cho đồng bào đến chiêm bái Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có thêm trải nghiệm như: sân khấu không gian đờn ca tài tử Nam Bộ; triển lãm mỹ thuật khu vực VIII đồng bằng sông Cửu Long; diễn đàn kết nối các sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long,…

h3.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình dự lễ khai hội Anh hùng Nguyễn Trung Trực (Ảnh: Phương Vũ).

Sau phần Lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 – 2024) với hình thức sân khấu hóa gồm nhiều thể loại, tiết mục đặc sắc ngợi ca người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Trong đó, có các tiết mục như: sân khấu hóa “Sáng mãi trời Nam”, đồng ca - lĩnh xướng: “Ca khúc họ Nguyễn”, cùng nhiều tiết mục ca múa nhạc ca ngợi tình yêu đất nước, quê hương Kiên Giang.

Theo Ban tổ chức lễ hội, hàng năm, có trên một triệu lượt người dân đến tham gia lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Tại lễ hội, hàng tấn thực phẩm được bà con khắp nơi mang đến, tự nguyện chế biến, phục vụ miễn phí cho du khách thập phương.

Trước lễ khai mạc, lãnh đạo Tỉnh Kiên Giang đến thắp hương tại đền thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực - TP. Rạch Giá.

h5.jpg
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến thắp hương tại mộ và đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (Ảnh: Phương Vũ)
h1.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang thắp hương (Ảnh: Phương Vũ)
PVU_5226-2.jpg
z5876614328955_8528835a566b2aaa8bb9d5b9852702fd.jpg
Đông đảo người dân đến thắp hương tại tượng Anh hùng Nguyễn Trung Trực
z5876614323912_f883effbb0404cb1c523b7fc9438dadb.jpg
Mỗi năm lễ hội có hơn một triệu người dân khắp nơi đến tham gia các hoạt động tại lễ hội
z5876614319896_fc9542796cf0fc6e85809e199bc0860f.jpg
Tất cả thức ăn, nước uống... được người dân tự nguyện đóng góp, phục vụ cho du khách
DJI_0880-2.jpg
Mỗi ngày, hàng chục nghìn người dân đến thắp hương và tham gia các hoạt động tại lễ hội Anh hùng Nguyễn Trung Trực
z5876614309595_a1e779d815857ef3d4b0ed2b5d99460a.jpg
Người dân ngủ trên những chiếc võng được mắc sẵn
z5876614941822_a1d808c4854518679d40e9539c865a8e.jpg
Các tuyến đường gần đền Nguyễn Trung Trực luôn rực sáng phục vụ người dân (Ảnh: Phương Vũ)

Văn hóa

“Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” được trao Giải thưởng Trần Văn Giàu 2024
Văn hóa - Thể thao

“Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” được trao Giải thưởng Trần Văn Giàu 2024

Ngày 28.9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu đã công bố và trao Giải thưởng lần thứ XII cho cuốn sách “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” của nhóm tác giả đến từ Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao
Chính trị

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao

Chiều 27.9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng công tác năm 2025 và việc sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

"Giải mật" lịch sử Hà Nội thời cận đại
Văn hóa - Thể thao

"Giải mật" lịch sử Hà Nội thời cận đại

Bằng cách khai thác tài liệu lưu trữ, tác giả Đào Thị Diến có cơ hội tiếp cận các sự thực lịch sử thông qua những chứng cứ xác thực, khách quan, nhờ đó xóa bỏ ngộ nhận về Hà Nội qua cuốn sách "Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)".

Khởi động Cuộc thi Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025
Văn hóa

Khởi động Cuộc thi Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025

Cuộc thi Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025 (Miss Multicultural World 2025) nhằm tạo sân chơi để thí sinh giới thiệu văn hóa đất nước mình, học hỏi các nền văn hóa khác, trở thành những đại sứ văn hóa giúp xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế.

Các tiết mục được dàn dựng ấn tượng, mang đến cho khán giả trải nghiệm trọn vẹn, thăng hoa. Ảnh: VNA
Văn hóa

Chương trình hòa nhạc đẳng cấp 'Vietnam Airlines Classic – Hanoi Concert 2024'

Tháng 10.2024, 'Vietnam Airlines Classic – Hanoi Concert' sẽ trở lại với công chúng, mang đến một không gian âm nhạc đẳng cấp, góp phần giới thiệu hình ảnh Việt Nam thanh bình, con người thân thiện đến bạn bè quốc tế. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, thể hiện tinh thần văn hóa và niềm tự hào dân tộc.

Đại tá Dương Niết cùng Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa xem lại các hình ảnh, tư liệu về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Âm hưởng bản hùng ca

Những tài liệu, hình ảnh không chỉ chứa đựng thông tin sinh động về quá trình quân dân ta giải phóng, tiếp quản Thủ đô mà còn là bản hùng ca về Hà Nội…

Văn hóa “Quốc ẩm Việt trà”: Thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế
Văn hóa

Văn hóa “Quốc ẩm Việt trà”: Thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế

Nếu như trong Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023, trà đóng vai trò là chất dẫn truyền, kết nối (Tea Connect) thì năm nay trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 vai trò của Văn hoá trà Việt được nâng lên một tầm cao mới khi tham gia vào việc thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế.

Quảng Bình: Khôi phục tuyến đường “thiên lý Bắc - Nam” với 1.000 bậc đá cổ qua Hoành Sơn quan
Văn hóa

Quảng Bình: Khôi phục tuyến đường “thiên lý Bắc - Nam” với 1.000 bậc đá cổ qua Hoành Sơn quan

Một lối mòn được xếp bằng các bậc đá cổ xưa trên tuyến đường qua Hoành Sơn quan, tại đèo Ngang, vừa được huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) phát lộ mở lại, góp phần quan trọng giúp các nhà khảo cổ xác định lối đi của con đường “thiên lý Bắc - Nam” và cách người xưa vượt đèo Ngang hiểm trở.