Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách hơn 21.300 tỷ đồng

Tổng hợp kết quả từ 248 báo cáo kiểm toán trong năm 2023 đối với niên độ ngân sách năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách nhà nước hơn 21.300 tỷ đồng, kiến nghị khác gần 28.600 tỷ đồng; 92% kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước đã được thực hiện.

Năm 2023 thực hiện kiểm toán thành công 135 nhiệm vụ

Tại họp báo công bố công khai báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2023 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) năm 2022 vào chiều 2.7, Phó Tổng KTNN Hà Thị Mỹ Dung cho biết, thời gian qua, hoạt động của KNTN đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công; đóng góp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Riêng năm 2023, KTNN đã thực hiện kiểm toán thành công 135 nhiệm vụ với 174 đoàn kiểm toán, phát hành 248 báo cáo kiểm toán. Trong đó, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tại 25 bộ, cơ quan trung ương và 52 địa phương; thực hiện 33 nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động...

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách hơn 21.300 tỷ đồng
Toàn cảnh cuộc họp báo

Cũng theo Phó Tổng KTNN, trong năm 2023, với sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán cùng cố gắng nỗ lực của toàn ngành, KTNN đã hoàn thành các nhiệm vụ của năm và đã gửi Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán đến các đại biểu Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua, Tổng KTNN đã trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 trước Quốc hội, là cơ sở để đại biểu Quốc hội thảo luận, xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Đề nghị thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán

Ông Vũ Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN, cho biết, tổng hợp kết quả chính từ 248 báo cáo kiểm toán năm 2023 đối với niên độ ngân sách năm 2022, KTNN đã kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước 21.346 tỷ đồng, kiến nghị khác 28.595 tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc hủy bỏ một số nội dung không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn của 198 văn bản.

Qua kiểm toán cũng cho thấy, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 chậm gửi so với quy định; còn tình trạng HĐND của một số địa phương phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương không đúng thời hạn quy định. Với 23 địa phương được kiểm toán, HĐND phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách địa phương nhưng chưa điều chỉnh đầy đủ số liệu theo kiến nghị của KTNN tại các báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương; trong đó có 12 địa phương chưa điều chỉnh giảm quyết toán, giảm chi chuyển nguồn ngân sách địa phương, giảm kết dư ngân sách địa phương để nộp trả ngân sách trung ương số tiền 1.488 tỷ đồng...

Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán trong năm 2023 cho thấy, về kiến nghị tài chính, đối với kiến nghị kiểm toán năm 2022 (niên độ kiểm toán năm 2021), đến 31.12.2023 các đơn vị đã thực hiện kiến nghị xử lý tài chính về tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước hơn 31.700 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 92%; kiến nghị khác hơn 30.500 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 83%. Ngoài ra, đối với các kiến nghị kiểm toán trước năm 2022, trong năm 2023, các đơn vị được kiểm toán đã tiếp tục thực hiện thêm 10.300 tỷ đồng.

Tính đến hết 31.12.2023, số kiến nghị chưa thực hiện là hơn 67.500 tỷ đồng, trong đó nhóm nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán hơn 39.800 tỷ đồng, chiếm 59%; nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của KTNN là 283 tỷ đồng, chiếm 0,4%; nguyên nhân thuộc về bên thứ 3 gần 16.600 tỷ đồng, chiếm 24,6%; nguyên nhân khác 10.800 tỷ đồng, chiếm 16%.

KTNN đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Trong đó, tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước của KTNN đối với niên độ ngân sách 2022 là 21.344 tỷ đồng, kiến nghị khác 28.586 tỷ đồng (chưa đủ thủ tục, chưa được quản lý, theo dõi, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các khoản ngoài ngân sách…).

Bên cạnh đó, rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số nội dung không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn của 198 văn bản (gồm 1 luật; 8 nghị định; 5 quyết định của Thủ tướng; 27 thông tư và 157 văn bản khác); đồng thời kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán.

KTNN cũng đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của KTNN. 

Ý kiến bạn đọc

Kinh tế

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt

Ngày 10.4.2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện, hướng tới mục tiêu gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng
Kinh tế

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng

Nhằm tăng cường tính minh bạch, ngăn chặn tình trạng kê khai khống vốn điều lệ, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, Luật Doanh nghiệp đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật được kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính - ngân sách quốc gia.

TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế để nâng cao vị thế kinh tế và thu hút đầu tư toàn cầu
Kinh tế

Tận dụng cơ hội, định vị Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam dự kiến được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 16.4 tới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động và nhu cầu dịch chuyển dòng vốn quốc tế ngày càng lớn, việc chủ động hình thành một Trung tâm tài chính mang tầm khu vực và quốc tế là bước đi chiến lược, thể hiện tư duy mới, khát vọng lớn của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.