Không có khái niệm sẽ không làm rõ được bản chất của khủng bố

Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống khủng bố, nhiều ý kiến cho rằng, khái niệm khủng là một nội dung trọng tâm xuyên suốt, quyết định đến toàn bộ nội dung của dự thảo Luật. Do vậy, việc làm rõ khái niệm về khủng bố là rất cần thiết, bởi nếu không có khái niệm thì sẽ không làm rõ được bản chất của khủng bố.

ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên Huế): Về nguyên tắc phòng, chống khủng bố phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành
 
Về nguyên tắc phòng, chống khủng bố ở Điều 1, tôi thống nhất rằng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhưng Nhà nước thống nhất quản lý và điều hành. Tôi đề nghị thêm chữ "điều hành" vì thứ nhất, trong Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, Nghị định 152 của Chính phủ, phòng, chống khủng bố cũng như phòng, chống bạo loạn có nhiều cấp, nhiều ngành tham gia, diễn biến hết sức phức tạp và phải hết sức thận trọng. Hiện nay khi xảy ra các tình huống thì Chủ tịch UBND tỉnh là người thống lĩnh chỉ huy tất cả các lực lượng. Đề nghị thêm nội dung này cho chặt chẽ. Thứ hai, tôi phân vân giữa nòng cốt và chủ trì. Theo tôi chủ trì và nòng cốt cũng giống nhau, thay vì công an là chủ trì và quân đội là nòng cốt thì nên chăng Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, các ban, ngành tham mưu, quân đội, công an làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố. Trong nguyên tắc này, đề nghị thêm một nội dung nữa là nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định tình hình nhân dân, dư luận sau khi giải quyết xong khủng bố. Đó là nội dung hết sức quan trọng trong nguyên tắc xử lý khủng bố.

Về Ban chỉ đạo, tôi đồng tình là sau khi luật có hiệu lực thì nên thành lập Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo này cũng gắn liền với diễn tập phòng thủ của cấp tỉnh, cấp huyện, diễn tập phòng chống A2 hàng năm.

Về lực lượng chuyên trách, hiện nay quân đội, công an trong nhiệm vụ thực hiện phòng, chống khủng bố A2 tổ chức rất chặt chẽ, từ Bộ Quốc phòng cho đến cấp huyện, cấp xã, kể cả lực lượng quân đội, lực lượng dân quân cũng tham gia lực lượng này. Do vậy, tôi đề nghị trong điều kiện phương tiện và trang bị chưa đáp ứng được trong tình hình hiện nay, nên chăng không tăng lực lượng nhưng tăng ngân sách để bảo đảm trang bị. Hiện nay kể cả phương tiện hiện đại cho đến công cụ hỗ trợ cấp cơ sở rất thiếu.

Điều 13, khi xảy ra khủng bố người tổng chỉ huy là UBND, Chủ tịch UBND tỉnh là người điều hành tổng chỉ huy nhưng người chỉ huy trực tiếp trận đánh đó có thể là quân đội hoặc công an tùy theo tình huống xảy ra. Những tình huống xảy ra nhỏ, vừa phải thì có thể là lực lượng công an, tình huống khủng bố sử dụng các loại vũ khí, trang bị cả bom mìn thì quân đội có kinh nghiệm hơn. Do vậy, về người chỉ huy, Ban soạn thảo cần phân biệt rõ. Theo dự thảo Luật, người chỉ huy chung chung thế này thì không rõ và người chỉ huy là hai loại, người tổng chỉ huy các lực lượng vì khủng bố rất nhiều lực lượng kể cả ngăn chặn, phòng cháy, chữa cháy, y tế, thông tin liên lạc thì tổng chỉ huy là Ủy ban nhân dân còn người chỉ huy trực tiếp là công an hoặc quân sự có thể tùy theo tình huống.

Điều 14 trách nhiệm và quyền hạn người chỉ huy chống khủng bố, tôi thấy việc này phải nghiên cứu lại. Khi xảy ra tình huống đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành chỉ huy của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến quốc gia. Tôi đề nghị, việc này phải thực hiện và xử lý theo cơ chế Đảng lãnh đạo. Thứ hai nữa là tuân thủ các bước, các quy định của Trung ương chỉ đạo. Thứ ba là tùy theo tình hình diễn biến của tình huống mà có mệnh lệnh và có những quyết định phù hợp, bình tĩnh và thận trọng để tránh phát sinh xảy ra. Về người chỉ huy tôi không đồng ý là trong trường hợp Ban chỉ đạo không họp được vì Ban chỉ đạo ở ngay địa phương, tại sao không họp được? Khi có xảy ra tình huống có thể báo cáo bằng nhiều cách khác nhau, vừa khống chế khu vực đó, sau đó Ban chỉ đạo phải trực tiếp xử lý. Người chỉ huy phải ra lệnh, nhất là trong Điểm d ra lệnh tiêu diệt, nếu xử lý không khéo thì hậu quả khôn lường.

ĐBQH Bùi Đức Hạnh (Lào Cai): Chưa cần thiết phải có lực lượng chuyên trách phòng, chống khủng bố
 
Tôi tán thành về sự cần thiết về ban hành Luật Phòng, chống khủng bố vì khủng bố là một trong những hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm được ghi nhận trong pháp luật hình sự hầu hết các quốc gia trên thế giới và nhiều quốc gia đã xây dựng Luật Phòng, chống khủng bố riêng bên cạnh Luật Hình sự nhằm nâng cao hiệu quả của luật phòng, chống tội phạm này.

Về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, tôi nhất trí trong luật phải quy định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố nhưng Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố nên là Ban chỉ đạo kiêm nhiệm song được hoạt động thường xuyên, không nên quy định khi cần thiết hoặc khi có tình huống mới thành lập. Như thế dễ dẫn đến bị động, bất ngờ khi có tình huống xảy ra. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố thường xuyên hoạt động để nắm được các thông tin, nắm tình hình để chỉ đạo các hoạt động, chỉ đạo diễn tập... để kiểm tra đôn đốc. Về mô hình thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu mô hình ở Trung ương có thể các Ban chỉ đạo do Phó thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Công an làm phó ban chỉ đạo thường trực. Lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan khác sẽ là các ủy viên. Ở địa phương cũng tương tự do Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban chỉ đạo, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng ở tỉnh là Phó Ban thường trực địa bàn biên giới có biên phòng thì có thêm Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành có liên quan là Ủy viên thường trực… Lý do tại sao phải do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thứ trưởng Bộ Công an vì lực lượng phòng, chống khủng bố thì do lực lượng công an, lực lượng quân đội chủ trì.

Lực lượng chuyên trách phòng, chống khủng bố, quan điểm của tôi trong điều kiện hiện nay trước mắt chưa cần thiết phải có lực lượng chuyên trách phòng, chống khủng bố. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, trước mắt cần tổ chức lực lượng chuyên trách làm công tác tham mưu tổng hợp, hướng dẫn, chỉ đạo ở Trung ương, lực lượng tác chiến là lực lượng kiêm nhiệm được bổ sung nhiệm vụ cho các lực lượng hiện có trong công an, quân đội, tăng cường công tác huấn luyện, diễn tập, bổ sung các trang thiết bị, các vũ khí đặc chủng cho lực lượng này đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Theo mô hình, ở Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có Cục phòng, chống khủng bố, các đơn vị cơ sở thì giao nhiệm vụ cho các lực lượng kiêm nhiệm. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu mô hình phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn của Bộ Quốc phòng hiện nay. Đây là mô hình để Ban soạn thảo nghiên cứu tổ chức lực lượng phòng, chống khủng bố.

Hiện nay chưa có Luật Phòng, chống khủng bố nhưng nhiệm vụ phòng, chống khủng bố đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao cho lực lượng ở các đơn vị từ Trung ương đến địa phương. Các địa phương cũng làm tốt công tác phòng, chống khủng bố do đó đã thu được những hiệu quả nhất định. Ở nước ta cho đến giờ phút này chưa có vụ khủng bố quốc tế nào xảy ra, các vụ có hành vi khủng bố đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nhiều vụ đã ngăn chặn phát hiện ngay từ trên biên giới đấu tranh xử lý ngay từ ngoài biên giới, không để hoạt động trong nội địa của chúng ta. Đây là những mô hình đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu vận dụng để tổ chức lực lượng chống khủng bố làm sao có hiệu quả và bảo đảm không cồng kềnh, tốn kém kinh phí của Trung ương cũng như địa phương.

ĐBQH Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận): Xác định khái niệm chung nhất về khủng bố
 
Khái niệm khủng bố viết như dạng liệt kê trong dự thảo Luật theo tôi không đầy đủ và không thể bao hàm và có những hành vi rất khó nhận diện. Ví dụ hung khí cũng có thể là công cụ dùng để khủng bố nên phải được liệt kê mà không được liệt kê hoặc chỉ nói đến hành vi sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ vũ khí mà không nói gì đến hành vi cung cấp vũ khí cũng sẽ là thiếu. Nếu chỉ nói xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, tài sản, vậy thì những quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức và các công dân bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm vì mục đích chính trị thì sao? Có phải việc tấn công vào con người, phá hoại tài sản trong trường hợp nào cũng đều bị coi là khủng bố hoặc cho rằng việc đe dọa, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức nhằm gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng là hành vi khủng bố. Như vậy, gây hoảng loạn hoặc hoảng sợ đến mức nào thì được coi là hành vi khủng bố? Còn nhiều vấn đề nữa khó có thể liệt kê hết được. Những vấn đề được liệt kê như vậy cũng rất khó nhận biết đâu là hành vi khủng bố, đâu là hành vi phạm tội khác nếu chúng ta không có những căn cứ để xác định.

Theo tôi, muốn phân biệt khủng bố và không khủng bố thì phải lấy được động cơ, mục đích hành vi phạm tội làm căn cứ để xác định. Xem xem đối tượng, nhóm đối tượng có tổ chức hay không có tổ chức, mục đích phạm tội hướng tới là gì, vì chính trị, vì lý tưởng hay vì mục đích nào khác thì mới có thể xác định về khủng bố. Do vậy, tôi đề nghị luật nên xác định một khái niệm chung nhất về khủng bố theo hướng lấy các hành vi phạm tội đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự gắn với động cơ và mục đích phạm tội để xác định về khủng bố.
 
Thứ hai, về lực lượng chuyên trách chống khủng bố. Nếu có đầy đủ điều kiện về lực lượng, trang bị, phương tiện thì việc thành lập lực lượng này như một số quốc gia đã làm là cần thiết, phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện KT – XH, tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng vũ trang cũng như quy mô, mức độ hoạt động của khủng bố ở nước ta còn ở mức độ, nên vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm. Còn nếu cho rằng lực lượng này đã có sẵn, thành lập ra không phải tăng biên chế, trang bị phương tiện, với cách đặt vấn đề như vậy, tôi cho rằng cần phải xem lại ý định này. Thành lập lực lượng này ở đâu, cấp nào, quy mô lực lượng ra sao, phạm vi địa bàn, loại, đối tượng của lực lượng công an, lực lượng quân đội phải xử lý như thế nào. Nếu không sẽ dễ bị trùng lặp, chồng chéo, lấn sang nhau sẽ gây khó khăn trong chỉ đạo và chỉ huy điều hành. Nếu tính riêng về quân đội thành lập lực lượng chuyên trách chống khủng bố ở các bộ, các quân khu thì không khó, chỉ cần giao nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức lại lực lượng, trang bị phương tiện, tổ chức huấn luyện chuyên ngành là có thể hoạt động được. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở cấp này thì không đủ lực lượng để giải quyết tại chỗ, tính cơ động, ứng phó giải quyết tình hình tại cơ sở không cao, không kịp thời và sẽ mất thời cơ vì lệ thuộc vào cự ly và phương tiện cơ động ứng phó.

Nếu thành lập lực lượng này đến cấp tỉnh, cấp huyện thì không hề đơn giản nếu không tăng về biên chế, trang bị phương tiện. Bởi lẽ lực lượng trang bị phương tiện của lực lượng ở những nơi này không có sẵn hoặc nếu xác định không thành lập lực lượng này ở cấp tỉnh, cấp huyện thì khi xảy ra khủng bố tại tỉnh, tại huyện thì lực lượng nào giải quyết? Các lực lượng khác khi thực hiện có bị cho là phạm luật hay không hay chờ lực lượng của cấp trên. Nếu chờ lực lượng cấp trên giải quyết thì như vậy thời cơ sẽ mất đi, biện pháp khẩn cấp không được triển khai sớm, khủng bố không được ngăn chặn xử lý kịp thời thì cũng đồng nghĩa là mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong luật không đạt được.

Khi thành lập lực lượng mới có chức năng, tính chất đặc biệt, có mối quan hệ rộng ở tầm quốc tế nên cần phải được nghiên cứu kỹ về mọi điều kiện cần thiết hay không cần thiết. Theo tôi, trước mắt chưa cần thiết thành lập lực lượng mới, lực lượng chuyên trách lúc này vì những vấn đề cần phải được nghiên cứu như đã nêu trên. Trên cơ sở lực lượng trang bị phương tiện có sẵn của công an, của quân đội sẽ bố trí, sắp xếp lại lực lượng trang bị phương tiện, giao nhiệm vụ cụ thể, tổ chức huấn luyện chuyên ngành. Làm như vậy lực lượng này cũng có khả năng hoàn thành nhiệm vụ chống khủng bố.

Điều 10 dự thảo Luật xác định có lực lượng chuyên trách chống khủng bố vậy lực lượng nào làm nhiệm vụ phòng ngừa khủng bố? Tại sao lực lượng chuyên trách chỉ làm nhiệm vụ chống khủng bố mà không thực thi nhiệm vụ phòng ngừa khủng bố. Quan điểm của chúng ta là "phòng ngừa là chính, chống phải đi đôi với phòng ngừa" và đã có hẳn Chương III của luật này nói về biện pháp phòng ngừa. Do phòng ngừa là chính nên cần phải có lực lượng tương xứng và rộng rãi. Tôi đề nghị cần làm rõ hơn, xác định trách nhiệm cụ thể hơn cho các lực lượng, cho cả hệ thống chính trị và toàn dân về nhận diện khủng bố, phòng ngừa và tham gia chống khủng bố.

ĐBQH Phan Văn Tường (Thái Nguyên): Quyền hạn và nhiệm vụ của người chỉ huy phòng, chống khủng bố quá lớn
 
Dự thảo Luật có 9 điều về biện pháp phòng ngừa khủng bố, tập trung chủ yếu vào các giải pháp quản lý và kiểm soát. Đó mới chỉ là những giải pháp trực tiếp mang tính nghiệp vụ, chưa có những giải pháp tương ứng với nguyên nhân khủng bố. Nhiều nghiên cứu cho rằng, khủng bố có nguyên nhân sâu xa từ phân chia giai cấp và có mâu thuẫn giai cấp sâu sắc; từ áp bức bất công, bất đồng chính kiến; từ kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, sắc tộc, dân tộc, tôn giáo; từ mâu thuẫn về lợi ích... hoặc trong xã hội căng thẳng về mặt tâm lý, bất bình dẫn tới phản kháng. Đó cũng là cơ sở để lý giải khủng bố vừa qua xảy ra ở nhiều quốc gia này mà ít đối với quốc gia khác.

Thực tiễn đã chứng minh khủng bố không phải là cách riêng của lực lượng nhỏ hoặc yếu đối với lực lượng lớn, hùng hậu mà còn là biện pháp của cả lực lượng lớn đối với lực lượng nhỏ yếu hơn, nhằm đạt tới sự áp đặt một cách nhanh chóng. Khủng bố trong một quốc gia có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân từ bên ngoài và nguyên nhân từ bên trong. Vì vậy, phòng ngừa phải đồng thời phòng ngừa từ xa, từ bên ngoài, kết hợp với phòng ngừa gần từ bên trong mới hiệu quả. Vì vậy, nói đến phòng ngừa khủng bố trước hết là đề cập đến hệ thống chính sách pháp luật, đến đường lối đối nội, đối ngoại, đến chiến lược, sách lược trong từng thời kỳ nhằm tăng đối tác, giảm đối tượng, đồng nghĩa với giảm nguy cơ khủng bố.
 
Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật đồng thời với nâng cao chất lượng của hệ thống chính sách pháp luật, đặc biệt là dự báo và tiên lượng trước tình hình trong đó có dự án Luật Phòng, chống khủng bố, bản thân nó cũng đã liên quan đến đối tác, đối tượng, đến tập hợp và xây dựng lực lượng, đến bạn và chưa là bạn của Việt Nam… Nếu như nguyên nhân khủng bố trên là đúng, vấn đề thể hiện trong luật như thế nào để phòng ngừa vừa đáp ứng nhiệm vụ phòng ngừa trong nước, vừa hội nhập quốc tế và thế giới. Có cách chung nhất đều coi vấn đề là nhạy cảm và coi khủng bố là tội phạm, nhưng thế nào là khủng bố, có rất nhiều khái niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Do vậy, xác định nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa khác nhau. Do vậy, trong điều kiện hiện nay nên xây dựng biện pháp chống khủng bố toàn diện, chung nhất, bao quát, còn cụ thể từng thời kỳ giao cho Chính phủ quy định. Hơn nữa có rất nhiều hành vi chưa thể kết luận được khủng bố, nhưng vẫn phải đưa vào phòng ngừa khủng bố, giải pháp đồng bộ cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Đó là giải pháp hàng đầu bao quát trong phòng ngừa khủng bố hoặc không đưa phòng ngừa vào luật mà chung nhất cho phòng ngừa tội phạm.
 
Về chỉ huy chống khủng bố, dự thảo Luật đề cập đến người chỉ huy chống khủng bố có quyền hạn và nhiệm vụ rất lớn. Tôi liên tưởng đến quyền của Thủ tướng Chính phủ, quyền của Chủ tịch Nước trong tình trạng khẩn cấp chứ chưa phải là của đơn vị chuyên trách như trong dự thảo Luật. Tôi đề nghị làm rõ những căn cứ để xác định và công bố hành vi đó là khủng bố ở tình trạng khẩn cấp, UBTVQH có quyết định và Chủ tịch Nước công bố tình trạng khẩn cấp đối với khủng bố là như thế nào, định tính, định lượng để xác định đó là khủng bố.

Ai là người chỉ huy chống khủng bố được thực thi quyền hạn trong luật này? Mối quan hệ của người chỉ huy chống khủng bố với các bộ, ngành, địa phương và với Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố như thế nào vì dự thảo Luật đề cập đến quyền của người chỉ huy rất rộng và lớn. Quyền đó liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân khi áp dụng quyền của công dân bị hạn chế và bị khống chế, thậm chí bị áp đặt. Nếu không có người tuyên bố, công bố quyết định hành động hay khu vực, địa bàn nào là khủng bố, thời điểm, quy mô, thời gian áp dụng hay phương pháp công bố, tuyên bố mà chỉ đề cập đến trong Điều 27 người chỉ huy chống khủng bố là người đứng đầu đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố hoặc người đứng đầu chuyên trách được phân công. Chỉ huy thì có to, có nhỏ, có chỉ huy từng trận, tổng chỉ huy, có chỉ huy ở cấp chiến thuật, chỉ huy cấp chiến dịch, do vậy, trong điều này phải rõ ràng chỉ huy và hệ thống chỉ huy. Phân cấp, phân quyền không rõ ràng sẽ chỉ huy không hiệu quả và hiệu lực, dễ lạm quyền và lộng quyền. Sự lạm quyền và lộng quyền vì động cơ nào cũng để lại những hậu quả và bất công, mà bất công là một trong nhiều nguyên nhân của khủng bố, do đó phải quy định rất cụ thể về chỉ huy.
 
ĐBQH Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng): Trường hợp nào cần thiết phải thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành?
 
Ban soạn thảo cần quy định khái niệm khủng bố là gì vì nếu không có khái niệm thì sẽ không làm rõ được bản chất của khủng bố. Nếu khái niệm khủng bố theo cách liệt kê các hành vi cụ thể được coi là thuộc nhóm hành vi khủng bố là thiếu độ chính xác, hơn nữa nêu khái niệm khủng bố theo cách liệt kê các hành vi thì không liệt kê được một cách đầy đủ các hành vi khủng bố.

Về chính sách phòng, chống khủng bố ở Điều 4, đề nghị bổ sung chính sách đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và người thân khi phát hiện được hành vi khủng bố. Đồng thời quy định rõ hơn chính sách khoan hồng của Nhà nước ta đối với người có âm mưu khủng bố nhưng chưa thực hiện được và tự nguyện đầu thú với cơ quan chức năng.

Về nguyên tắc phòng, chống khủng bố, Khoản 1 Điều 6 có ghi do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản lý và sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó lực lượng công an nhân dân chủ trì phối hợp với quân đội nhân dân là nòng cốt. Tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét có nên ghi vào luật "do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo" không vì trong Hiến pháp đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Hơn thế nữa, khi xây dựng luật phải thể chế hóa đường lối của Đảng vào luật. Do vậy, không nên đề cập cụ thể Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong luật này.

Khoản 1 Điều 9 có ghi trong trường hợp khẩn thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành... Tôi đề nghị quy định rõ trong luật là trường hợp nào cần thiết. Nếu không quy định cụ thể thì khi áp dụng luật sẽ tùy tiện và có khi gây hậu quả không tốt. Khoản 3 Điều 9 cần quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, chế độ của mối quan hệ phối hợp của Ban phòng, chống khủng bố các cấp để khi luật được thông qua có hiệu lực ngay, tránh tình trạng luật ban hành rồi, song chưa thực hiện được vì phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.

Một vấn đề nữa Ban soạn thảo cần quan tâm cân nhắc đến thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 9 là chưa phù hợp với Hiến pháp. Vì Chủ tịch Nước là thống lĩnh lực lượng vũ trang do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định giao cho Hội đồng Quốc phòng, an ninh thành lập ban chỉ đạo.

Chương VI về hợp tác quốc tế phòng, chống khủng bố, theo tôi không cần thiết phải quy định một cách cụ thể như vậy, chỉ nên đưa ra các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án về tội phạm khủng bố là phù hợp với Bộ luật Hình sự, Tố tụng Hình sự và các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tham gia.

Kỳ họp

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển
Xây dựng luật

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực
Kỳ họp

Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường
Kỳ họp

Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách
Kỳ họp

Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách

Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện
Kỳ họp

Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
Kỳ họp

Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn

Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước
Kỳ họp

Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước

Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân
Kỳ họp

Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước

Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.