Khởi công cầu Hiếu Liêm thuộc Dự án Thủy điện Trị An mở rộng

Tại Đồng Nai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 3 (EVNPMB3) vừa phối hợp với các đơn vị nhà thầu tổ chức triển khai thi công xây dựng công trình cầu Hiếu Liêm thuộc Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng.

cauhieuliem29122024-20241229122447471.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức triển khai thi công xây dựng công trình cầu Hiếu Liêm thuộc Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

Dự lễ triển khai thi công có Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức; đại diện lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương. Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn; Thành viên Hội đồng thành viên EVN Cao Quang Quỳnh; Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương, cùng lãnh đạo các ban chuyên môn của Tập đoàn.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức, biểu dương sự nỗ lực của chủ đầu tư Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng trong suốt thời gian qua. Dự án đã được triển khai quyết liệt ngay từ khi được thông qua chủ trương đầu tư, với sự phối hợp tích cực cùng các bộ, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan. Đặc biệt, Nhân dân huyện Vĩnh Cửu, nơi dự án đi qua, đã đồng thuận, ủng hộ chủ trương và chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện dự án.

Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng do EVN làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 4.5.2020. Dự án có tổng công suất lắp đặt 200MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ có công suất 100MW. Sau khi đưa vào vận hành, dự án sẽ góp phần tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ cao điểm.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức, đề nghị Chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát và các đơn vị liên quan tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng công trình, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như môi trường sống của người dân và các doanh nghiệp trong khu vực.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, cùng với công trình cầu Hiếu Liêm, UBND huyện Vĩnh Cửu cũng đã khởi công công trình đường dẫn vào cầu Hiếu Liêm, dài 1,5km, quy mô mặt đường 11m, lề đường 6m, nền đường rộng 17m. Việc đầu tư xây dựng các công trình trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn gửi lời cảm ơn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu và các cơ quan, ban ngành địa phương đã quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sát sao và phối hợp cùng chủ đầu tư triển khai dự án.

Tổng Giám đốc EVN cũng mong muốn EVN tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo và giải quyết của các cấp chính quyền, sở, ban ngành địa phương, cùng sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân địa phương. Đồng thời cho biết, EVN sẽ phấn đấu hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng trong quý I.2025 để triển khai xây dựng công trình chính của Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng đúng kế hoạch.

Công trình cầu Hiếu Liêm là hạng mục quan trọng của Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng, được phê duyệt là công trình cấp II, có chiều dài 249,5m, rộng 9m. Cầu sẽ phục vụ vận chuyển vật tư, thiết bị trong quá trình thi công dự án. Sau khi dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng hoàn thành, cầu Hiếu Liêm sẽ tiếp tục phục vụ nhu cầu giao thông đi lại cho người dân trong khu vực, giúp kết nối giao thông và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Việc triển khai thi công công trình cầu Hiếu Liêm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm mục tiêu khởi công công trình chính của Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng đúng kế hoạch. Trong thời gian qua, EVN đã chỉ đạo sát sao EVNPMB3 phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, các cơ quan, ban, ngành và Nhân dân địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng...

Trên đường phát triển

Ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu trọng tâm hiện nay là chuyển đổi xanh các khu công nghiệp
Địa phương

Bắc Ninh: Phát triển khu công nghiệp theo hướng tập trung, bền vững

Hướng đến sự phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu trọng tâm hiện nay là chuyển đổi xanh các khu công nghiệp với nội hàm giảm phát thải nhà kính; sử dụng năng lượng tái tạo; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường.

Bà con dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn đã được tiếp cận CNTT
Địa phương

Giảm nghèo thông tin giúp Bắc Kạn thay đổi từng ngày

Giảm nghèo thông tin là tạo điều kiện để người dân, các hộ nghèo và cận nghèo có thể tiếp cận các nguồn thông tin quan trọng về chính sách, kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các chương trình hỗ trợ. Nhận thấy đây là bước đi đầu tiên để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Bắc Kạn đã và đang triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình giúp giảm nghèo thông tin, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, đặc biệt ở những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Toàn cảnh hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025. Ảnh:⁹ Minh Hiếu
Địa phương

Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Khép lại năm 2024, Thanh Hóa đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thu ngân sách nhà nước đạt hơn 54.000 tỷ đồng (đứng top 10 địa phương cao nhất nước). Bước sang năm 2025, với phương châm hành động “Đoàn kết trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích”, UBND tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nỗ lực, tăng tốc, bứt phá, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu.

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024
Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024

Những ngày cuối năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành và đưa vào vận hành 10 công trình lưới điện 110kV tại các tỉnh phía Nam, với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình này kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ giải tỏa công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực.

Khánh Hòa đẩy mạnh chính sách phát triển sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Khánh Hòa đẩy mạnh chính sách phát triển sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng sao, tỉnh Khánh Hòa đã thúc đẩy xây dựng các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số và phát triển mạnh thương hiệu cho các sản phẩm tại Khánh Hòa.