Hà Nội: Công nhận 14 làng nghề truyền thống

Sáng 15.4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống và nghề truyền thống; chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.

dbnd_br_mg-5840-8228.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị

Dự Hội nghị có: Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Nguyễn Minh Tiến; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa; Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội Ngọ Văn Ngôn...

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, toàn TP hiện có 1.350 làng nghề, trong đó có 337 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn, trong năm 2024, Sở đã tham mưu UBND TP. Hà Nội đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định, xét công nhận danh hiệu cho 14 làng nghề.

dbnd_br_mg-5982.jpg
Ban tổ chức trao bằng công nhận làng nghề cho 14 làng nghề

Trong số này có 4 làng nghề truyền thống gồm: Làng nghề ướp trà sen Quảng Bá (quận Tây Hồ); Làng nghề thêu thôn Cổ Chất (huyện Thường Tín); Làng nghề giày da thôn Giẽ Hạ (huyện Phú Xuyên); Làng nghề giày da thôn Giẽ Thượng (huyện Phú Xuyên).

3 làng nghề được công nhận là làng nghề Hà Nội trong dịp này gồm: Làng nghề may Chung Chản (huyện Phú Xuyên); Làng nghề mộc Hát Môn (huyện Phúc Thọ); Làng nghề mộc Vạn An (thị xã Sơn Tây).

dbnd_br_mg-5991.jpg
Ban tổ chức trao quyết định công nhận sản phẩm tiềm năng 5 sao cho các chủ thể

Bên cạnh đó là 7 nghề truyền thống. Cụ thể là: Nghề sản xuất cốm làng Vòng (quận Cầu Giấy); Nghề ướp trà sen Quảng An (quận Tây Hồ); Nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công (quận Hoàng Mai); Nghề đậu phụ mơ Mai Động (quận Hoàng Mai); Nghề đúc đồng Ngũ Xá (quận Ba Đình); Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng); Nghề sản xuất sản phẩm từ cốm phố Hàng Than (quận Ba Đình).

Cũng tại hội nghị, TP. Hà Nội cũng đã trao quyết định công nhận cho 108 sản phẩm của 17 quận, huyện được UBND thành phố chứng nhận đạt 4 sao, tiềm năng 5 sao năm 2024.

dbnd_br_mg-6020.jpg
Ban tổ chức trao quyết định công nhận sản phẩm 4 sao cho các chủ thể

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa khẳng định: việc công nhận các làng nghề, làng nghề truyền thống là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các nghệ nhân, chính quyền và Nhân dân các địa phương trong việc gìn giữ, phát huy nghề truyền thống.

dbnd_br_mg-5944.jpg
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa phát biểu tại hội nghị

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả Quyết định số 282/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; tham mưu TP trong công tác phối hợp với Hội đồng Thủ công thế giới phê duyệt có thêm ít nhất 2 làng nghề của Hà Nội trở thành thành viên của mạng lưới các TP thủ công sáng tạo trên toàn thế giới trong năm 2025.

dbnd_br_mg-6037.jpg
Các đại biểu tham quan gian hàng OCOP tham dự hội nghị

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cũng đề nghị UBND cấp huyện, cấp xã tiếp tục quan tâm tập trung đẩy mạnh phát triển các làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống để duy trì, tôn vinh gắn kết với phát triển sản phẩm OCOP để hình thành các điểm đến du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

dbnd_br_mg-6061.jpg
Các sản phẩm OCOP được giới thiệu tại hội nghị chương trình

Đối với các làng nghề, chủ thể OCOP tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo hướng phát triển sản phẩm bền vững theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, cải tiến bao bì mẫu mã, chất lượng sản phẩm ngày càng tinh xảo, cuốn hút người tiêu dùng; Ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh quảng bá đa dạng trên các nền tảng số, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo

Tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ - dám làm” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành sức mạnh nội sinh, xuyên suốt các giai đoạn phát triển của TP. Hồ Chí Minh. Chính tinh thần ấy là nền tảng lớn nhất để trong suốt 50 năm qua, thành phố không ngừng đổi mới, kiến tạo, từng bước vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh lớn lao đối với cả nước.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Nam Định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Trên đường phát triển

Nam Định: Tập trung nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Chỉ đạo Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Nam Định, hiện nay, có 3 huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nghĩa Hưng không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát. Để tỉnh đạt mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 1.7, cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn thể các cấp, các ngành, địa phương.

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận tiếp sức học sinh nghèo ven biển Tuy Phong đến trường
An ninh cơ sở

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận tiếp sức học sinh nghèo ven biển Tuy Phong đến trường

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao 19 suất học bổng trong khuôn khổ chương trình “Nâng bước em tới trường” học kỳ II, năm học 2020 - 2025 cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tốt tại khu vực biên giới biển huyện Tuy Phong.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.