Đồng Nai

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 85 - 90%, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp người dân thấy được lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân.

Chính sách BHYT đã lan tỏa đến người dân

Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7.9.2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 14.12.2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân trong việc xác định vai trò ý nghĩa quan trọng của BHYT được nâng cao.

Chính sách BHYT đã thực sự đi vào cuộc sống, tỷ lệ dân số trong tỉnh tham gia BHYT ngày càng được nâng lên, nếu năm 2009 đạt 52,8% thì đến năm 2023 đã đạt 93%. Trong đó, nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT chiếm tỷ lệ cao nhất; sự gia tăng của nhóm tham gia BHYT hộ gia đình có xu hướng tăng nhanh so với các nhóm đối tượng khác ở giai đoạn 2020 - 2024, điều này thể hiện chính sách BHYT đã có sự phát triển lan tỏa đến người dân, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng.

Đặc biệt, Đồng Nai là một số ít trong các tỉnh không bị bội chi quỹ BHYT, quỹ BHYT luôn bảo đảm cân đối và có kết dư. Từ nguồn quỹ BHYT kết dư, tỉnh đã trích một phần theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để đầu tư cho các cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ đối tượng ngày một tốt hơn và hỗ trợ, mua thẻ BHYT cho một số nhóm đối tượng như đảng viên có huy hiệu 30 năm tuổi đảng trở lên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi từ 70 - 79 tuổi, người thuộc hộ gia đình dân tộc thiểu số, học sinh sinh viên là người dân tộc thiểu số.

a2.jpg
Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Nguồn: ITN

Ngoài việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về BHYT, Đồng Nai cũng xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện. Hàng năm, tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tuyên truyền chính sách BHYT, BHXH và tổ chức triển khai thực hiện nhằm từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

Với việc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, hiện nay công tác quản lý người tham gia BHYT, quản lý Quỹ BHYT và quản lý chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT đã đạt được những bước tiến nhanh và vững chắc. Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng cao; cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám, chữa bệnh BHYT; thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, bác sĩ, viên chức y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh tại địa phương…

Nâng cao hơn nữa chất lượng khám bệnh, chữa bệnh

Tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 136-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số toàn tỉnh tham gia BHYT, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 85 - 90%, hướng đến xây dựng Đồng Nai là nơi đáng sống, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đơn vị có liên quan cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp người dân thấy được lợi ích khi tham gia BHYT, không chỉ để chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mà còn để sẻ chia với những người khó khăn hơn, người có bệnh, người già. Từ đó, người dân tự giác tham gia, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân.

Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BHYT và quản lý quỹ BHYT. Động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt, phê bình những đơn vị, cá nhân còn hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên trao đổi, rà soát, đối chiếu và xử lý tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHYT, BHXH. Ngành BHXH cũng cần tiếp tục chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương về những giải pháp, cơ chế, chính sách để phát triển đối tượng tham gia BHYT, đóng BHYT và tổ chức triển khai thực hiện.

Đặc biệt, cần nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia BHYT gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế. Từ đó bảo đảm thuận lợi cho người dân được thụ hưởng tốt nhất các dịch vụ y tế; tạo công bằng trong việc cung ứng, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT. Mặt khác, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, quan tâm đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý toàn diện sức khỏe người dân, thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, y đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế.

Trên đường phát triển

Khánh Hòa đẩy mạnh chính sách phát triển sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Khánh Hòa đẩy mạnh chính sách phát triển sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng sao, tỉnh Khánh Hòa đã thúc đẩy xây dựng các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số và phát triển mạnh thương hiệu cho các sản phẩm tại Khánh Hòa.

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024
Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024

Những ngày cuối năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành và đưa vào vận hành 10 công trình lưới điện 110kV tại các tỉnh phía Nam, với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình này kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ giải tỏa công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực.

Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng NTM
Trên đường phát triển

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện
Trên đường phát triển

Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.