Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

11eea32137bf87e1deae.jpg
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thăm nhà máy Công ty CP mía đường 333 tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, trong giai đoạn 2021 - 2024, địa phương đã chi hơn 28.300 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo và dạy nghề. Các chương trình đầu tư chủ yếu tập trung vào cải thiện cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, chính sách hỗ trợ học phí và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Dù vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới chỉ đạt 22,25%. Đáng quan ngại hơn, nhân lực có trình độ cao trong các doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa vẫn còn rất hạn chế.

Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn thẳng thắn chỉ rõ, phần lớn doanh nghiệp tại Đắk Lắk hiện nay có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chưa đủ năng lực tiếp nhận hoặc tham gia sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều ngành nghề đặc thù cần sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành lại chưa có chương trình đào tạo tương xứng tại địa phương.

b8902eba7124c17a9835.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn giám sát

Thực tế này được thể hiện rõ nét tại một số doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ hiện đại. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP mía đường 333 Nguyễn Bá Thành cho biết, dù đã chủ động tự đào tạo nội bộ theo mô hình “người cũ kèm người mới”, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động kỹ thuật lành nghề. Ngành mía đường hiện chưa có các chương trình đào tạo chuyên sâu phù hợp, dẫn tới tình trạng “thiếu trước hụt sau” ngay cả với những vị trí kỹ thuật cơ bản.

Ở góc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, Trường Đại học Tây Nguyên, cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của khu vực cũng đối mặt với nhiều thách thức. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trúc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, tuy có tới 35 ngành đào tạo đại học, 11 ngành thạc sĩ và 5 ngành tiến sĩ, nhưng công tác tuyển sinh vẫn gặp khó, nhất là với các ngành đặc thù phù hợp với nhu cầu thực tiễn địa phương như nông - lâm nghiệp. Dù đây là nhóm ngành có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao và mức thu nhập tốt, nhưng lại chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức từ người học.

z6502943615586-7f4dd5713d612bdf68cd4b98073586df-7798.jpg
Sinh viên Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đang học tập tại Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện trực thuộc trường

Từ thực tiễn này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn nhận định, Đắk Lắk đang thiếu một chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn, đồng bộ và thực chất. Việc thiếu liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - chính quyền khiến nguồn nhân lực được đào tạo không sát với nhu cầu sử dụng, khó phát huy hiệu quả sau đào tạo.

Theo Đoàn giám sát, cùng với việc điều chỉnh định hướng ngành nghề và mở rộng quy mô đào tạo phù hợp với xu thế phát triển mới, Đắk Lắk cần quan tâm nhiều hơn đến công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp phổ thông; xây dựng các chính sách thiết thực để thu hút nhân tài, đặc biệt là đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Đồng thời, cần khẩn trương xây dựng hệ sinh thái nhân lực gắn kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, qua đó tạo nền tảng vững chắc để người học có thể lập nghiệp ngay trên chính quê hương mình.

Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất lao động, mà còn là “chìa khóa” để Đắk Lắk phát huy lợi thế nội lực, rút ngắn khoảng cách phát triển và hội nhập bền vững trong tương lai.

Trên đường phát triển

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Nam Định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Trên đường phát triển

Nam Định: Tập trung nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Chỉ đạo Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Nam Định, hiện nay, có 3 huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nghĩa Hưng không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát. Để tỉnh đạt mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 1.7, cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn thể các cấp, các ngành, địa phương.

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.