Khó khăn trong hoàn thuế, doanh nghiệp ngành gỗ gửi kiến nghị lên Chủ tịch Quốc hội

Nếu các Công văn 2124/TCT-TTKT ngày 22.5.2020 và 633/TCT-TTKT ngày 7.3.2022 không được bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung thì các vướng mắc trong hoàn thuế sẽ không được giải quyết triệt để, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nêu rõ.

Ngày 14.8, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) có văn bản số 141/HHG-VP gửi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiến nghị xem xét và tháo gỡ vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoàn thuế giá trị gia tăng.

Yêu cầu truy xuất đến tận người trồng rừng là không khả thi

VIFOREST cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp hội viên đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng, nguyên nhân bởi những bất cập trong các công văn do Tổng cục Thuế ban hành.

Cụ thể, tại Công văn số 2124/TCT-TTKT ngày 22.5.2020 (Công văn số 2124), Tổng cục Thuế quy định: “Khi thực hiện thanh tra, cục Thuế phải chủ động phối hợp với Cơ quan Công an và các cơ quan chức năng khác trên địa bàn: Hải quan, Biên phòng, Kiểm lâm… trong việc xác định rõ nguồn gốc gỗ…”; “đối với hàng hóa có nguồn gốc thu mua trực tiếp từ người dân theo bảng kê hàng hóa, phải thực hiện xác minh trực tiếp đến từng người dân theo yếu tố rủi ro. Khi thực hiện kiểm tra về phương tiện vận chuyển, thì phải đối chiếu giữa lịch trình di chuyển của từng xe, theo từng lái xe...”.

Tiếp đến, ngày 7.3.2022, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 633/TCT-TTKT về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế giá trị gia tăng (Công văn số 633). Theo đó, “triển khai thực hiện trong tháng 2.2022 và kết thúc chậm nhất trong tháng 5.2022”.

Công văn cũng yêu cầu, đối với đầu vào của doanh nghiệp hoàn thuế, việc triển khai công tác thanh tra/kiểm tra các doanh nghiệp F0 cần tập trung đối chiếu, xác minh, làm rõ những dấu hiệu sai phạm (nếu có) về hoàn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp qua các khâu từ F1, F2, F3... đến khâu cuối theo hướng dẫn tại các văn bản của Tổng cục Thuế…

Đối với đầu ra, tập trung rà soát, xác minh các nội dung rủi ro liên quan tới hoạt động xuất khẩu (hồ sơ hải quan, thanh toán qua ngân hàng, xác minh thông tin về các đối tác nhập khẩu ở nước ngoài….) qua kiểm tra, rà soát phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế...”. 

Những quy định này đã làm khó doanh nghiệp. “Việc xác định đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng tới tận người trồng rừng/người nhập khẩu sẽ mất rất nhiều thời gian, cần rất nhiều nguồn lực và không khả thi dẫn đến vi phạm về thời hạn hoàn thuế. Đồng thời việc xác minh tính chính xác của nhà nhập khẩu nước ngoài cũng gây hoang mang cho khách hàng nhập phẩu sản phẩm gỗ từ Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của doanh nghiệp trong nước", VIFOREST nêu.

Khó khăn trong hoàn thuế, doanh nghiệp ngành gỗ gửi kiến nghị lên Chủ tịch Quốc hội -0
Ảnh minh họa ITN

Thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tính đến ngày 7.6.2023 cho thấy, số tiền thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ chưa được hoàn trả là 6.100 tỷ đồng; trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ khoảng hơn 4.000 tỷ đồng (riêng 11 doanh nghiệp xuất khẩu dăm lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có số thuế chưa được hoàn đến hết tháng 5.2023 là 1.105 tỷ đồng). 

Cần nhanh chóng bãi bỏ/sửa đổi

Không những quy định bất hợp lý, theo đại diện doanh nghiệp, việc xác minh đầu vào truy xuất tới người trồng rừng theo quy định tại Công văn số 633 là trái với quy định của Luật Lâm nghiệp. Cụ thể, khoản 1, Điều 59 của Luật Lâm nghiệp quy định “chủ rừng tự quyết định việc khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình”.

Đáng chú ý, VIFOREST cho biết, thời hạn hiệu lực của văn bản số 633 đã hết, nhưng vẫn được sử dụng làm căn cứ trích dẫn trong các văn bản xác minh nguồn gốc của các cục thuế và chi cục thuế gửi các bên liên quan.

VIFOREST thông tin thêm, Văn bản số 8187/BNN-TCLN ngày 5.12.2022 gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, theo quy định tại các Điều 15, 16  và  20  Thông  tư  số 27/2018/TT BNNPTNT ngày 16.11.2018 về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản thì gỗ có nguồn gốc từ cây phân tán, vườn, rừng trồng trong nước đã bảo đảm về nguồn gốc hợp pháp, người dân tự quyết định việc khai thác, tự lập bảng kê lâm sản, tự do lưu thông và không phải xác nhận về nguồn gốc của cơ quan quản lý nhà nước.

“Như vậy, việc xác minh nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo phương pháp kiểm tra, xác minh thông qua UBND cấp xã và các cơ quan liên quan của cơ quan thuế là chưa phù hợp”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, văn bản số 2124 xác định các doanh nghiệp và ngành nghề có rủi ro trong việc hoàn thuế VAT, trong đó chỉ đánh giá trên cơ sở các công ty sản xuất và kinh doanh ván dán. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu các sản phẩm đồ mộc nội thất, ngoại thất, dăm gỗ và viên nén đều bị xem xét là có nguy cơ rủi ro cao trong việc hoàn thuế VAT.

Điều này đồng nghĩa, khi phát hiện một loại sản phẩm gỗ (ván dán) có rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng mà đưa tất cả các loại sản phẩm gỗ khác vào danh mục rủi ro là không thỏa đáng.

Từ những bất cập trên, các doanh nghiệp ngành gỗ đề nghị bỏ việc xác minh nguồn gốc gỗ tới người trồng rừng vì theo quy định tại khoản 5, Điều 5 Thông tư 219 của Bộ Tài chính, người trồng rừng không phát sinh thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, cần bãi bỏ, sửa đổi Công văn số 2124 và 633.

“Nếu các công văn này không được bãi bỏ/sửa đổi, bổ sung thì các vướng mắc trong hoàn thuế sẽ không được giải quyết triệt để. Doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng vẫn sẽ không được hoàn", văn bản của VIFOREST nêu.

Đặt trong bối cảnh đã có rất nhiều chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cùng nhiều đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp song đến nay vẫn chưa được hoàn thuế, VIFOREST đề nghị Chủ tịch Quốc hội “xem xét và có các quyết định phù hợp để giúp doanh nghiệp ngành gỗ được hoàn thuế kịp thời, tránh được nguy cơ phá sản, tăng cường hiệu quả kinh doanh rừng trồng, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho một bộ phận rất đông dân cư nông thôn của nước ta”.

Tổng cục Thuế cho biết, trong năm 2022, cơ quan thuế cả nước đã ban hành 20.774 quyết định hoàn thuế với tổng số tiền thuế được hoàn là 150.709 tỷ đồng. Thống kê 7 tháng đầu năm 2023 (tính đến hết ngày 20.7), cơ quan thuế cả nước đã ban hành 9.385 quyết định hoàn thuế tương ứng số thuế đã hoàn 67.100 tỷ đồng.

Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.