Khi nào quyết định sử dụng kháng sinh cho người bệnh viêm mũi, viêm mũi xoang?

Một số người bệnh, người bệnh có thai, cho con bú hoặc cha mẹ người bệnh khi thấy bác sĩ sử dụng kháng sinh cho con khi đi khám về chảy mũi rất băn khoăn và hỏi: “Liệu có không uống kháng sinh được không?”

Quyết định sử dụng kháng sinh cho người bệnh viêm mũi, viêm mũi xoang! -0
Tuyệt đối tuân thủ đơn và hướng dẫn điều trị của bác sĩ về sử dụng kháng sinh cho người bệnh viêm mũi, viêm mũi xoang (Ảnh minh họa)

Vậy có không uống kháng  được không? Do đâu mà bác sĩ lại kê kháng sinh? Kháng sinh liệu có đáng ngại hoặc phải “hoảng sợ” khi dùng hay không?

Thứ nhất, chúng ta biết rằng từ khi phát hiện ra kháng sinh, chúng ta đã cứu sống được rất nhiều người bị nhiễm trùng (nhiễm khuẩn), trong chiến tranh, để kiếm được một lọ kháng sinh điều trị vô cùng đắt và khó khăn, nhiều khi còn “đắt hơn vàng”. Trong bệnh viện, hiếm các ca mổ hoạc các ca nhiễm khuẩn hồi phục mà không có kháng sinh! Như vậy, chúng ta khẳng định vai trò của kháng sinh là không bàn cãi!

Thứ hai, tại sao chúng ta lại “sợ”: Thực ra qua thực tế lâm sàng hành nghề chúng tôi nhận thấy bản thân người bệnh, người bệnh có thai, cho con bú hoặc cha mẹ bệnh nhân nghe hoặc đọc những thông tin về sự kháng kháng sinh của vi khuẩn do sử dụng không hợp lý, thông tin về những tác hại của kháng sinh cho người sử dụng: ảnh hưởng tới phát triển thể chất, ảnh hưởng tới các cơ quan như gan thận… và thế là…. hoặc cố không sử dụng kháng sinh cho các con cho tới khi bệnh trở nặng.

Một số lại sử dụng một vài liều, sau đó nghe ngóng thấy các biểu hiện bệnh thuyên giảm là dừng hoặc cứ tính sử dụng 5-7 ngày rồi lại dừng lại mặc dù bệnh vẫn nặng. Và bệnh cứ thế loay hoay, xoay sở mà mãi không thấy biến chuyển… và đi hết các cơ sở y tế có tiếng mà vẫn... không thay đổi, thậm chí nặng lên hoặc nay vào viện này, mai vào viện khác... Như vậy là “sợ” nhưng chưa rõ cần phải làm gì!

Vậy khi nào bác sĩ kê kháng sinh?

Khi khám, bác sĩ thấy các biểu hiện nhiễm khuẩn rõ ràng, có thể cấp hoặc mạn vì thế chúng ta có thể thấy các biểu hiện sau: sốt (có thể có hoặc không), có dịch tiết nhiễm khuẩn dịch màu xanh, vàng, nâu bẩn… Vùng viêm nhiễm có hiện tượng sung huyết, nóng, đau.

Thời gian sử dụng kháng sinh là bao lâu?

Khi đã quyết định cần phải sử dụng kháng sinh, việc sử dụng kháng sinh cần phải dứt khoát: liều đúng ngay từ đầu và kéo dài cho tới khi tình trạng nhiễm khuẩn hết hẳn: hết sốt, hết các dịch tiết nhiễm khuẩn, tình trạng sưng, nóng, đau hết hẳn.

Sau đó có thể duy trì thêm các thuốc ngoài kháng sinh như chống viêm, tiêu dịch, hồi phục niêm mạc cho đến khi khỏi hẳn.

Tuyệt đối tuân thủ đơn và hướng dẫn điều trị của bác sĩ là cách để tình trạng viêm nhiễm dứt điểm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tình trạng viêm nhiễm của mũi họng có thể tái nhiễm từ môi trường bên ngoài, do đó mỗi lần viêm nhiễm, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm để bệnh không trở thành mạn tính hoặc những bệnh mạn tính không gây ra các biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng mũi họng do liên cầu gây biến chứng tim, thận và khớp, biến chứng mắt gây tổn thương thị lực, giãn phế nang không hồi phục… do viêm mũi xoang không điều trị dứt điểm, viêm amidan nhiễm khuẩn gây áp xe quanh amidan, áp xe thành sau họng…

Nếu có gì băn khoăn, các bạn hãy tin tưởng và trao quyết định điều trị cho bác sĩ trực tiếp khám cho bạn và hỏi chi tiết những gì bạn còn chưa hiểu rõ để thực hiện đúng theo phác đồ điều trị.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.