Khánh thành Khu liên hợp xử lý và tái chế chất thải Khải Tiến Phát

Ngày 8.10, tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xử lý môi trường Khải Tiến Phát đã chính thức khánh thành Khu liên hợp xử lý và tái chế chất thải Khải Tiến Phát, với công nghệ hiện đại và quy mô lớn nhất khu vực miền Nam hiện nay.

Tham dự buổi lễ có đại diện Vụ trưởng Vụ Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đại diện lãnh đạo địa phương có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh và đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.

Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xử lý môi trường Khải Tiến Phát cho biết, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong lĩnh vực xử lý môi trường, suốt 15 năm qua, với sự kiên trì, nỗ lực không mệt mỏi, Công ty TNHH Khải Tiến Phát đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đến hôm nay, khát vọng về xây dựng một nhà máy xử lý chất thải hiện đại bậc nhất cả nước đã được hiện thực hóa với sự ra đời và đi vào vận hành của dự án Khu liên hợp xử lý và tái chế chất thải Khải Tiến Phát.

Dự án Khu Liên hợp Xử lý Tái chế chất thải Khải Tiến Phát đã được phê duyệt đạt tiêu chuẩn cấp Quốc gia năm 2019 tại cuộc họp thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước thông qua với quy mô diện tích 100 ha.

Khánh thành Khu liên hợp xử lý & tái chế chất thải Khải Tiến Phát -4
Các đại biểu cắt băng khánh thành Khu liên hợp xử lý & tái chế chất thải Khải Tiến Phát

Giai đoạn 1 của dự án với diện tích 50 ha đã được Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước chấp thuận Quyết định chủ trương đầu tư số 81/QĐ-BQL ngày 7.12.2020; đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định 415/QĐ/UBND ngày 9.2.2021.

Dự án Khu Liên hợp Xử lý, Tái chế chất thải Khải Tiến Phát đã được Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực xử lý chất thải tại Việt Nam thẩm định công nghệ và được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án tại Quyết định số 1810/QĐ-BTNMT ngày 22.9.2021.

Khánh thành Khu liên hợp xử lý & tái chế chất thải Khải Tiến Phát -1

Sau khi nhận được quyết định của hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng cấp ngày 10.4.2022, Công ty chính thức tìm nhà thầu có năng lực đi vào thi công Khu liên hợp, xử lý và tái chế chất thải có địa chỉ tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, Xã Lộc Thạch, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Sau hơn 18 tháng thi công công trình, đồng thời đầu tư về trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ, đến tháng 9.2023, dự án được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định liên ngành và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường vào tháng 9 năm 2023.

Theo đại diện Công ty, Khu liên hợp xử lý & tái chế chất thải Khải Tiến Phát được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất 1.458,91 tấn/ngày, gồm 16 hạng mục công trình về tái chế và xử lý chất thải với công nghệ tiên tiến, hiện đại được đầu tư, đáp ứng nhu cầu cần thiết và sự khuyến khích về xử lý, tái chế chất thải theo định hướng về kinh tế tuần hoàn của Đảng và Nhà nước.

Khánh thành Khu liên hợp xử lý & tái chế chất thải Khải Tiến Phát -2

Hiện nay, rác thải được đưa đến nhà máy bằng các hệ thống xe chở rác chuyên dụng có gắn định vị GPS, rác được phân loại và đưa đến từng phân xưởng để xử lý theo mức độ yêu cầu như rác thải rắn, rác thải nhựa, rác phế phẩm sinh học khác…Trong đó, một số loại rác sẽ được xử lý và tái chế, tạo ra các vật liệu thô phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như sắt thép, nhựa. Riêng tro xỉ sẽ được đưa vào công nghệ phối trộn với cát đá làm nguyên liệu hóa rắn sản xuất gạch không nung. Đối với bùn công nghiệp, Nhà máy có công nghệ ủ bùn tái chế làm nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón Compost và phân bón vi sinh phục vụ trong nông nghiệp. Ngoài ra, Khải Tiến Phát còn đầu tư 4 hố chôn lấp rác thải an toàn với hệ thống hút nước ngầm, nước rỉ rác và được trang bị bốn giếng quan trắc theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đặc biệt, với việc đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, Khải Tiến Phát là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực xử lý và tái chế các phế phẩm kim loại màu giúp tái sử dụng lại nguồn tài nguyên quý giá này. Công ty cũng là đơn vị đầu tiên được cấp phép xử lý các phế phẩm rác thải từ pin năng lượng mặt trời. Công ty còn đầu tư hai công nghệ tái chế hạt nhựa với nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước trên thế giới.

Khánh thành Khu liên hợp xử lý & tái chế chất thải Khải Tiến Phát -3

Để đảm bảo cho công tác xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, Công ty đã đầu tư hệ thống về xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn phát sinh đảm bảo các quy chuẩn hiện hành trước khi tái sử dụng lại hoặc thải ra nguồn tiếp nhận, thực hiện các biện pháp quản lý kỹ thuật phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý tái chế chất thải.

Sau khi khai trương, Khu liên hợp xử lý và tái chế chất thải Khải Tiến Phát sẽ bắt đầu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và quan trắc đối với các nguồn thải theo Kế hoạch vận hành thử nghiệm đã được phê duyệt tại Giấy phép môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

Với phương châm triển khai hoạt động đảm bảo quy định về môi trường, trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục bố trí nguồn nhân lực, vật lực nhằm xây dựng Nhà máy trở thành dự án trọng điểm về xử lý, tái chế chất thải với công nghệ tiên tiến, hiện đại ở khu vực miền Nam, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.