Khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

Sáng 9.3, hai nhà máy điện mặt trời Srêpok và Quang Minh tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk chính thức khánh thành đi vào hoạt động. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến dự.

Cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpok 1 của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Đại Hải và Nhà máy điện mặt trời Quang Minh của Công ty cổ phần Điện mặt trời Srêpok có công suất 100 MWp, tổng vốn đầu tư 2.282 tỷ đồng, sử dụng diện tích đất 120 ha.

Được khởi công tháng 10.2018, trong 4 tháng thi công, cụm nhà máy Điện mặt trời Srêpok 1 và Quang Minh chính thức phát điện vào cuối tháng 1.2019. Hiện đây là cụm nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam được phát điện tính tới thời điểm này.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Lễ khánh thành cụm hai nhà máy điện mặt trời Srêpok và Quang Minh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Lễ khánh thành cụm hai nhà máy điện mặt trời Srêpok và Quang Minh 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết rất vui mừng khi được chứng kiến một sự kiện quan trọng - khánh thành cụm hai nhà máy điện mặt trời: Srêpok 1 và Quang Minh, tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một sự kiện có ý nghĩa, đánh dấu sự phát triển trong lĩnh vực năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, với việc nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động đã chứng tỏ sự quan tâm sát sao của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Đắk Lắk, nỗ lực của chủ đầu tư, để hoàn thành, đưa cụm nhà máy vào vận hành sớm. Đặc biệt, trong thời gian chưa đầy 1 năm, từ một vùng đất khô cằn, ít có điều kiện canh tác nông nghiệp, hai doanh nghiệp và các đơn vị liên quan đã hình thành nên cụm nhà máy điện có công suất lên đến 100MWp, do người Việt Nam thiết kế, thi công và tổ chức quản lý vận hành.

Phó Thủ tướng cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng của thế giới, trong khi Đắk Lắk có tiềm năng phát triển lĩnh vực năng lượng mặt trời, do đó, ngoài cụm nhà máy điện mặt trời Srêpok 1 và Quang Minh, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời khác, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Để lĩnh vực năng lượng mặt trời phát triển, không chỉ ở Đắk Lắk, mà còn ở các tỉnh, thành có tiềm năng khác, Phó Thủ tướng yêu cầu, với vai trò và trách nhiệm của nhà đầu tư, các doanh nghiệp phải chú trọng thực hiện dự án đúng theo trình tự và thủ tục, vận hành nhà máy đúng quy trình của các cấp điều độ, đặc biệt là phải bảo vệ môi trường trong quá trình thay thế và xử lý tấm pin.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu cắt băng khánh thành cụm hai nhà máy điện mặt trời Srêpok và Quang Minh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu cắt băng khánh thành cụm hai nhà máy điện mặt trời Srêpok và Quang Minh

Về phía các chính quyền địa phương, cần tạo thuận lợi để các nhà đầu tư đang tìm hiểu khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên địa bàn yên tâm đầu tư, sản xuất và phát triển, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế phát triển điện mặt trời, đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phù hợp với chủ trương của Chính phủ.

Công nghệ

Hải quan số, hải quan thông minh là động lực thúc đẩy phát triển thương mại.
Công nghệ

Ngành hải quan tập trung nguồn lực cho chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Giới thiệu yêu cầu bài toán và quy trình nghiệp vụ phục vụ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số" do Tổng cục Hải quan vừa tổ chức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, những năm qua, chuyển đổi số trong ngành hải quan là một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức, phương pháp làm việc của cơ quan hải quan trong bối cảnh mới.

Xây dựng văn hóa an toàn thông tin: Người đứng đầu có vai trò quan trọng
Công nghệ

Xây dựng văn hóa an toàn thông tin: Người đứng đầu có vai trò quan trọng

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành báo chí và truyền thông tại Việt Nam. Tuy nhiên, kèm theo đó là những nguy cơ, thách thức lớn về an toàn thông tin, đặc biệt là khi các nhà báo, phóng viên và các cơ quan báo chí trở thành mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng. Để bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng được văn hóa an toàn thông tin không thể thiếu vai trò của người đứng đầu đơn vị.

5G - Làm chủ công nghệ và phát triển ứng dụng
Công nghệ

5G - Làm chủ công nghệ và phát triển ứng dụng

Đó là chủ đề của Hội thảo về công nghệ 5G do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa tổ chức. Hội thảo diễn ra tại trụ sở Tập đoàn với sự góp mặt của các chuyên gia mạng lưới và viễn thông Viettel, cùng gần 70 nhà báo ở hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Khoa học - Công nghệ

Phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” nhằm lan tỏa thông điệp tăng cường nhận thức và trang bị kiến thức cho đa dạng đối tượng người dùng về phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với TikTok Việt Nam phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến diễn ra từ ngày 22.10 đến ngày 22.11.2024.

Yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững tại BSR
Công nghệ

Yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững tại BSR

Tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin dữ liệu được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là yếu tố then chốt đối với chiến lược chuyển đổi số bền vững của BSR.

Vietnam Motor Show 2024: Công nghệ mở tương lai xanh
Công nghệ

Vietnam Motor Show 2024: Công nghệ mở tương lai xanh

Thị trường ô tô Việt đang trở nên sôi động và hấp dẫn hơn bao giờ hết với sự có mặt của hàng loạt hãng xe mới. Triển lãm ô tô & xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam Motor Show 2024) hứa hẹn sẽ là dịp hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện, phù hợp với xu hướng chọn xe của khách hàng.

Chú trọng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông
Công nghệ

Chú trọng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, báo chí và truyền thông phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ không gian mạng. Với nguồn thông tin quan trọng, các cơ quan này dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công trực tuyến, đánh cắp dữ liệu, xâm nhập hệ thống và phát tán thông tin sai lệch. Những cuộc tấn công này không chỉ gây ra tổn thất tài chính, làm suy giảm danh tiếng mà còn có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Công nghệ

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

Mới đây, ông Sam Mitrovic - chuyên gia tư vấn giải pháp của Microsoft, đã lên tiếng cảnh báo người dùng Gmail về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).