Kể chuyện văn hóa qua tà áo dài

Từ những câu chuyện được kể, các nhà thiết kế mang đến những chia sẻ thú vị về mảnh đất quê hương thông qua tà áo dài.

Áo dài và câu chuyện di sản 

Nói về chương trình biểu diễn thời trang và nghệ thuật "Nơi tôi sinh ra" đêm 5.1, đạo diễn chương trình, NTK Minh Hạnh cho biết, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là thời khắc đặc biệt và mang ý nghĩa lớn. Trong thời khắc này người ta thường hay nghĩ về những dự định cho năm mới. Một trong những điều quan trọng nhất chính là tìm về nguồn.

Kể chuyện văn hóa qua tà áo dài -0
“Nơi tôi sinh ra” không chỉ đơn thuần là một buổi trình diễn thời trang mà đó là câu chuyện văn hóa của Việt Nam. Ảnh: V.Thịnh

"Với ý tưởng đưa mỗi người tìm về bản thân, cội nguồn trước thềm năm mới. “Nơi tôi sinh ra” vì thế không đơn thuần là một buổi trình diễn thời trang mà đó là câu chuyện văn hóa của Việt Nam. Mỗi một vùng đất khác nhau sẽ có những câu chuyện riêng với áo dài", NTK Minh Hạnh giải thích.

Tìm về nguồn không phải một vấn đề lớn lao bởi với những nhà thiết kế, câu chuyện áo dài được kể bằng chính những cảm xúc của họ về nơi họ được sinh ra, hay kể câu chuyện của cuộc đời mình, kể những ký ức tốt đẹp về nơi chôn rau cắt rốn.

"Ở nghĩa rộng hơn, đích đến của các nhà thiết kế là đưa áo dài trở thành một di sản. Câu chuyện di sản không chỉ của những năm về trước mà chính là vấn đề quan trọng cho hiện tại và tương lai. Nếu không làm mới, không làm cho truyền thống trở nên hấp dẫn hơn mỗi ngày thì di sản cũng sẽ bị mai một", NTK Minh Hạnh nhấn mạnh.

Trải nghiệm hấp dẫn

Tham gia chương trình, các nhà thiết kế kể câu chuyện về nơi mình được sinh ra trên chiếc áo dài, từ Hà Nội giàu văn hóa, vào Tây Nguyên hiền hòa, tới TP. Hồ Chí Minh hiện đại và nghĩa tình…

NTK Ngọc Hân có niềmyêuthích đặc biệt nhữngbộtranhdângiantruyềnthống của Hà Nội. CùngvớitranhĐông Hồ,tranhHàngTrống,lầnnày chị hội giới thiệu tranhKimHoàng, cthểđótranhlợn,gà,cuộc sốngđồngquê, với đadạngchủđề. Skếthợpgiữain,màu,vẽmộtcáchkhéoléotạora sự uyểnchuyển trong đường nét dứt khoát được chị đưa lên tà áo dài...

Bộ sưu tập áo dài tranh Kim Hoàng của Ngọc Hân gồm 20 mẫu dành cho cả người lớn và trẻ em. Trên các chất liệu quen thuộc như lụa, tafta, đũi.. chị sáng tạo các phom áo truyền thống thắt eo hay dáng suông… để phù hợp với nhịp sống hiện đại và nhu cầu thẩm mỹ của phái đẹp mặc dịp Tết. Nhờ kỹ thuật in 3D, dập nhăn cùng các tông màu rực rỡ từ tranh Kim Hoàng, mỗi thiết kế giúp người mặc trở nên duyên dáng và nổi bật khi dạo phố, du xuân. 

Kể chuyện văn hóa qua tà áo dài -0
Các nghệ nhân làng Chuông tái hiện cách làm nón truyền thống. Ảnh: V.Thịnh

Cùng kể chuyện về Tây Nguyên, mỗi nhà thiết kế lại có một Tây Nguyên của riêng mình. Nguyễn Thúy mang vào tà áo dài hương sắc rực rỡ của Tây Nguyên. Minh Hạnh là sắc màu thổ cẩm và những đôi mắt sâu thẳm, hiền hòa của đồng bào nơi thành phố Pleiku.

Còn với Trung Beret, anh mong muốn cải thiện đời sống của các dân tộc thiểu số sống bằng nghề dệt thổ cẩm, cũng như lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống và chấp nhận thách thức để tiếp cận những bí quyết truyền thống. Anh đã sớm bắt tay khám phá nghệ thuật thổ cẩm của đồng bào Tây Nguyên.

"Đây là vùng đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây đã cho tôi cơ hội chứng kiến, trải nghiệm vẻ đẹp và sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số. Dường như tôi đã đắm chìm trong tình yêu sâu đậm với vùng đất này, với con người da nâu, ánh mắt sáng,và dáng vẻ hiền hòa của anh em dân tộc Êđê, M’Nông, Gia Rai, Ba Na, và nhiều dân tộc khác. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo về những gì đẹp nhất từ nơi đây", NTK Trung Beret nói.

Đại diện nhãn hiệu áo dài Huệ Thi cũng chia sẻ, chị sinh ra ở miền quê Quảng Nam, lớn lên từ gốc rạ, hằn sâu trong ký ức những tháng ngày mẹ cha lam lũ, vượt khó thoát nghèo đằng đẵng bữa đói bữa no. "Tuổi thơ tôi như cái rau cọng cỏ, quen dần với sự lam lũ cùng mẹ cha mà vươn lên vượt khó thành người. Ký ức, đó chính là bóng mẹ, bóng bà lui cui góc bếp nồng nàn hương thơm, là những chiều đông rét mướt co ro được bưng tô mỳ Quảng, cay nồng vị quê đã xua tan đi bao muộn phiền...".

Kể chuyện văn hóa qua tà áo dài -0
NTK Trịnh Bích Thủy kể chuyện mùa đông Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài kết hợp áo chần bông

Từ quê hương TP. Hồ Chí Minh, Công Huân kể một Sài Gòn hiện đại, năng động và nghĩa tình đặc biệt. "TP. Hồ Chí Minh là nơi tôi được sinh ra và được nuôi dưỡng trong nhịp sống năng động,nơitôithểtìmđượcnhữngmónănngonnhất,nơinghĩatìnhđượcchiasẻvớinhững khốnkhó.TôiyêuSàiGòn-TPHồchíMinhđãchotôicuộcsốngnày".

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, buổi trình diễn thời trang - nghệ thuật "Nơi tôi sinh ra" là sản phẩm khởi động cho nhiều dự án của Văn Miếu trong việc kết hợp tour đêm Văn Miếu với các hoạt động văn hóa nhằm tăng tính trải nghiệm cho du khách. "Các câu chuyện được kể quanh tà áo dài cũng là một gợi ý cho chúng tôi ở những chương trình trải nghiệm sắp tới".

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.