IPP góp phần khơi dậy hoạt động đổi mới sáng tạo

Là cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam - Phần Lan; góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động KHCN; thúc đẩy mối liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp, đưa các sản phẩm, phát minh khoa học đến thị trường… Đó là những kết quả đạt được từ Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP).

Thành tựu ấn tượng

Tác động của đổi mới sáng tạo (ĐMST) đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế một quốc gia được xác lập thông qua vai trò của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong chất lượng tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Để duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng, các nền kinh tế đã không ngừng thúc đẩy sự gia tăng TFP - cải tiến trình độ và chất lượng áp dụng kỹ thuật, KHCN, nâng cao trình độ lao động, đổi mới quản lý, hay nói cách khác là tập trung tăng cường những nỗ lực ĐMST.

Trong bối cảnh đó, Chương trình IPP được hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan xây dựng trên cơ sở chia sẻ và vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức về ĐMST Phần Lan đã thực hiện rất thành công trong khoảng 50 năm trở lại đây. Chương trình IPP là nỗ lực của hai Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ĐMST quốc gia tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 với nền kinh tế trí thức và hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại từ Chính phủ Phần Lan và đối ứng của Chính phủ Việt Nam (7 triệu Euro, trong đó 89% do Phần Lan tài trợ), giai đoạn I của IPP được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2013 dưới sự quản lý của Bộ KH - CN Việt Nam và Bộ Ngoại giao Phần Lan.

Sản phẩm nến tự nhiên làm bằng phương pháp thủ công - dự án nghiên cứu do IPP hỗ trợ Ảnh: N.Hạnh
Sản phẩm nến tự nhiên làm bằng phương pháp thủ công - dự án nghiên cứu do IPP hỗ trợ
Ảnh: N.Hạnh
Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan do Bộ KH - CN phối hợp với Chương trình IPP và Đại sứ quán Phần Lan tổ chức ngày 20.6 vừa qua, tại Hà Nội, TS Trần Quốc Thắng - Giám đốc Chương trình IPP cho biết, IPP đang hỗ trợ hơn 60 dự án trong 4 hợp phần: phát triển năng lực thể chế; xây dựng năng lực ĐMST; hỗ trợ các sáng kiến, dự án ĐMST của doanh nghiệp; hợp tác Việt Nam - Phần Lan. IPP đã tập trung hỗ trợ các cơ quan quản lý của Bộ KH - CN, Sở KH - CN hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản lý hoạt động KHCN, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp. Có thể nói, IPP đang góp phần khơi dậy hoạt động ĐMST từ Trung ương đến địa phương.

Từ đầu năm 2011, IPP đã đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt  đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, trong đó có nhiều đề xuất mang tính ĐMST cao, có giá trị đối với cộng đồng như: sản xuất đèn LED chuyên dụng có thời gian chiếu sáng dài cho ngư dân đánh bắt trên biển của Đà Nẵng; xây dựng Chương trình Sáng tạo Việt - chương trình về sáng tạo KHCN trên truyền hình để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp sáng chế, giải pháp công nghệ của mình nhằm ứng dụng khoa học vào cuộc sống; nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt không sử dụng dầu và điện công suất 500kg/giờ; nghiên cứu đổi mới công nghệ chế tạo đèn huỳnh quang compact chất lượng cao tuổi thọ đến 10.000 giờ, dùng màu nhuộm tự nhiên thay thế nhuộm hóa chất…  

Thông qua các hoạt động đối thoại, tiếp xúc với doanh nghiệp, điều tra, khảo sát, diễn đàn tổ chức tại cả ba miền, IPP đã gặp gỡ với hơn 1.000 doanh nghiệp đến từ nhiều địa phương trên khắp cả nước và đã tiếp nhận khoảng 400 đề xuất dự án liên quan đến ĐMST (trong đó có khoảng 10% đề xuất đã được lựa chọn tham gia chương trình).

Bài học thành công

IPP là một trong những chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tiên do Chính phủ Phần Lan thực hiện trong lĩnh vực ĐMST trên thế giới (các chương trình còn lại được thực hiện ở Nam Phi, Tanzania và Mozambic). Tại Việt Nam, IPP cũng là chương trình ODA đầu tiên thí điểm thực hiện hỗ trợ đối với hoạt động phát triển KHCN và ĐMST. Dù việc triển khai còn nhiều khó khăn nhưng chương trình đã được xây dựng, triển khai phù hợp với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu phát triển của Việt Nam, có tác động tốt và sức lan tỏa mạnh, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của ĐMST.

Đổi mới sáng tạo (Innovation) là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2012 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thực hiện, các quốc gia xếp đầu bảng cũng chính là những quốc gia thuộc nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan, Anh…

Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu năm 2011 - 2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện cũng đặt các nước này vào nhóm các nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất trong 142 nước được xếp hạng.

Ông Sarkioja Tomi, Tham tán KH - CN, Đại sứ quán Phần Lan cho rằng, với những thành công đã đạt được từ IPP 1, Chính phủ Phần Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam qua IPP 2 để đổi mới cơ chế phát triển KHCN, đầu tư tạo ra những sản phẩm quốc gia có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng lớn trên thị trường và đẩy mạnh hơn nữa hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Phần Lan, đưa quan hệ đó lên tầm cao mới lấy sáng tạo làm động lực.

Theo TS Trần Quốc Thắng, Chương trình IPP được thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vừa tăng cường hệ thống ĐMST quốc gia vừa mang tính chất thí điểm để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tăng cường NIS như một công cụ hữu hiệu để nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong giai đoạn II, nên tăng cường hơn nữa các hoạt động xây dựng năng lực, xem xét thay đổi cách tiếp cận trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp theo hướng đa ngành, khối doanh nghiệp có tiềm năng và có sự bảo trợ của chính quyền địa phương. Đồng thời, kéo dài ít nhất 3 năm cho các tiểu dự án có thời gian triển khai và tiếp tục phát triển mạnh trên thị trường.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, ĐMST cũng cần phải chấp nhận rủi ro. Điều này đã đúng với các nước trên thế giới và không ngoại lệ với Việt Nam. Theo khảo sát của Harvard, có tới 70% số sáng kiến trong kinh doanh có kết cục thất bại. Thông tin từ Cơ quan Tài trợ kỹ thuật và sáng tạo Phần Lan (Tekes), trong số các dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ và sáng tạo của Chính phủ Phần Lan thực hiện thông qua cơ quan này, tỷ lệ thất bại lên đến 30%.

Về vấn đề này, Cố vấn trưởng IPP Lauri Laakso - người đã có 12 năm hoạt động về ĐMST tại Phần Lan cho rằng, chúng ta cần phải chấp nhận rủi ro trong đầu tư cho KHCN. Đây cũng là tư duy cần thay đổi trong ĐMST ở Việt Nam. Và để thực hiện có hiệu quả ĐMST, ngoài việc đổi mới công nghệ còn cần có giải pháp quản lý rủi ro, thúc đẩy thị trường, biết được điểm mạnh của các bên tham gia để tạo được giá trị cộng hưởng, xây dựng đội ngũ chuyên gia và tăng cường trao đổi với các tổ chức tri thức và các tổ chức hỗ trợ ĐMST nước ngoài. 

Có thể nói, đến nay còn quá sớm để đánh giá mức độ thành công của các dự án do IPP tài trợ, nhưng các hoạt động và kinh nghiệm thực tiễn của IPP trong giai đoạn thí điểm này có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện tài trợ của IPP giai đoạn sau nói riêng và các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển KHCN và ĐMST tại Việt Nam nói chung.

Khoa học

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vietcombank chú trọng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Khoa học

Xung lực cho quá trình chuyển đổi số tại Vietcombank

Theo bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cho Vietcombank rất nhiều xung lực mới cho quá trình chuyển đổi số. Gần đây nhất, trong chiến lược phát triển 5 năm, tầm nhìn 2030 của Vietcombank, lần đầu tiên Vietcombank xây dựng chiến lược phát triển song hành với chiến lược chuyển đổi số, có chương trình hành động rất rõ ràng với nền tảng cơ sở về công nghệ, dữ liệu cùng hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đã mở ra.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số
Infographic

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số

Tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (ngày 19.7.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu người đứng cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.