Huyện Hải Hà, Quảng Ninh: Người dân, doanh nghiệp là động lực của chuyển đổi số

Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực của chuyển đổi số, thời gian qua, huyện Hải Hà đã có nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp thực hiện chuyển đổi số toàn diện. Người dân, doanh nghiệp thấy được lợi ích từ chuyển đổi số, đã đồng hành hưởng ứng.

Đẩy mạnh giải quyết TTHC trên môi trường điện tử

Chuyển đổi số toàn diện đang được huyện Hải Hà nỗ lực triển khai trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, từng bước thúc đẩy tăng trưởng, góp phần đưa Hải Hà trở thành một trong những địa phương bứt phá về các chỉ số cải cách hành chính (CCHC) và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh. Quan trọng hơn cả là người dân, doanh nghiệp thấy được lợi ích từ chuyển đổi số và đồng hành hưởng ứng.

Huyện Hải Hà, Quảng Ninh: Người dân, doanh nghiệp là động lực của chuyển đổi số -0
Người dân quét mã QR code thanh toán lệ phí giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công huyện Hải Hà 

Trực tiếp làm thủ tục hành chính (TTHC) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chị Lỷ Thị Lan (xã Quảng Đức) cho biết: từ khi Trung tâm Hành chính công huyện thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC theo quy trình 5 bước trên môi trường điện tử, ở bất cứ đâu có kết nối mạng, cũng có thể điền thông tin vào các mẫu đơn, nộp theo hình thức trực tuyến. Mọi vấn đề về thủ tục cần thiết của chị đã được tiếp nhận và giải quyết nhanh gọn.

“Tôi đã được cán bộ của xã lập tài khoản và hướng dẫn nộp hồ sơ qua mạng, giờ đây khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tôi chỉ cần máy tính hoặc điện thoại thông minh là tôi làm được. Điều này giúp cho tôi rất nhiều, tôi không phải di chuyển 15km xuống Trung tâm Hành chính công huyện để làm thủ tục này, do đó giảm thời gian, công sức đi lại", chị Lan chia sẻ.

Thời gian qua, Trung tâm Hành chính công huyện và Bộ phận một cửa cấp xã đã luôn chú trọng công tác cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số. Trong đó, đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả TTHC theo quy trình 5 bước trên môi trường điện tử; số hóa hồ sơ TTHC; tuyên truyền, hướng dẫn người dân lập tài khoản và cách nộp TTHC qua dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, đã có 4.100 hồ sơ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến, đạt 99,01%; 4.580 hồ sơ qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, đạt 97,69%.

Huyện Hải Hà, Quảng Ninh: Người dân, doanh nghiệp là động lực của chuyển đổi số -0
Công an huyện Hải Hà tổ chức thu nhận hồ sơ định danh và xác thực điện tử mức 2 cho công dân  

Để hình thành công dân số và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC, tiếp cận được chữ ký số một cách thuận tiện, dễ dàng, từ tháng 5.2023, Trung tâm Hành chính công huyện đã phối hợp với đơn vị viễn thông là VNPT bố trí nhân viên cấp chữ ký số cho công dân. Qua hơn 2 tháng triển khai, toàn huyện đã cấp được 120 chữ ký số cho người dân.

Góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mặc dù là địa phương vùng cao nhưng lĩnh vực kinh tế số được huyện Hải Hà tích cực triển khai. 6 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt qua hình thức máy POS, thanh toán trực tuyến, chuyển khoản tại Trung tâm Hành chính công huyện gần 315 triệu đồng (đạt tỷ lệ 93%); qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã gần 96 triệu đồng (đạt tỷ lệ 50,35%).

Đề án 06 được xác định là nền tảng cốt lõi thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Sau khi tuyên tuyền, đẩy mạnh trên địa bàn huyện, đã có 95% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng VneID, sử dụng định danh điện tử mức độ 2. Tính đến ngày 1.6.2023, toàn huyện đã thu nhận 32.440 hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử đạt 120% tỷ lệ thu nhận; đã kích hoạt 18.194 tài khoản định danh điện tử mức 2, đạt tỷ lệ 56,1%.

Huyện Hải Hà, Quảng Ninh: Người dân, doanh nghiệp là động lực của chuyển đổi số -0
Tổ Công nghệ số thị trấn Quảng Hà tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại nhà các tiện ích của chuyển đổi số 

Thời gian qua, 112 tổ công nghệ số cộng đồng với 1.120 thành viên trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đưa kỹ năng số đến với người dân, doanh nghiệp. Đến nay hầu hết mọi người dân ở các thôn, khu có thể tự thực hiện các ứng dụng cơ bản trên môi trường mạng, nhất là trong tiếp thu, tiếp nhận các chỉ đạo và tham gia hoạt động của thôn, khu phố nơi mình sinh sống.

Những hiệu quả đem lại từ triển khai chuyển đổi số toàn diện thời gian qua là là yếu tố quan trọng để Hải Hà tiếp tục triển khai các giải pháp xây dựng, thúc đẩy hành trình chuyển đổi số về đích sớm, góp phần phát triển nhanh, bền vững, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Trên đường phát triển

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.