Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Quảng Trị

Huy động, lồng ghép nguồn vốn

Quảng Trị đã và đang lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư đường giao thông, hỗ trợ người dân kỹ thuật, giống, vốn, xây dựng các mô hình kinh tế, nâng cao đời sống.

Năm 2023 được giao hơn 192 tỷ đồng

Theo quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tổng vốn đầu tư cho chương trình này trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là hơn 192 tỷ đồng. Trong đó, hơn 37 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hơn 22,3 tỷ đồng quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư những nơi cần thiết; hơn 91,4 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi, các đơn vị sự nghiệp công lĩnh vực dân tộc; hơn 12,2 tỷ đồng đầu tư phát triển giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gần 26 tỷ đồng bảo tồn phát huy truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; trên 3,5 tỷ đồng truyền thông tuyên tuyền vận động trong vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án.

Nhờ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị đã thoát nghèo - Ảnh: Nguyễn Lý
Nhờ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị đã thoát nghèo. Ảnh: Nguyễn Lý

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Trị có hơn 192.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Pa Kô, Vân Kiều, với gần 95.000 người, tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông. Số còn lại sinh sống ở một số xã vùng miền núi các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Trị là 49,51% (chuẩn nghèo mới theo Nghị định 07/NĐ-CP ngày 27.1.2021 của Chính phủ).

Giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch ngân sách Trung ương bố trí cho tỉnh Quảng Trị là gần 1.479 tỷ đồng để thực hiện các dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, giai đoạn 2023 - 2025, Quảng Trị thực hiện nhiều dự án, như: Đầu tư trên 217 tỷ đồng để xây dựng mới trên 3.000 nhà ở cho hộ nghèo, tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho 30.400 lao động nông thôn, trong đó ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt tổ chức thực hiện nhiều giải pháp trong chỉ đạo, điều hành để thúc đẩy tiến độ giao chi tiết kế hoạch vốn và giải ngân nguồn vốn các chương trình. Đến 31.1.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương năm 2022 của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 21,4%; vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương năm 2022 đạt 35,7%.

Huy động, lồng ghép nguồn lực

Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bên cạnh ngân sách nhà nước, Quảng Trị còn huy động nguồn lực khác. Tỉnh đã và đang lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình như: xây dựng nông thôn, giảm nghèo bền vững, xóa nhà tạm; huy động nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp… để đầu tư đường giao thông, hỗ trợ người dân kỹ thuật, giống, vốn để xây dựng các mô hình kinh tế từ rừng, chăn nuôi; di dời tái định cư cho những hộ dân sinh sống ở vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống... Tỉnh cũng vận động các tổ chức quốc tế tài trợ, thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc như rà phá bom mìn, xây dựng các mô hình kinh tế từ rừng, xây dựng trường học.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Trị hiện nay 100% xã, thôn, bản có điện lưới quốc gia với gần 99% hộ sử dụng điện; 100% xã được phủ sóng truyền hình, đường giao thông đến trung tâm xã, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Giai đoạn 2023 - 2025, Quảng Trị đặt mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện miền núi Đakrông với tổng kinh phí trên 90 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương 30 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Với nguồn kinh phí này, tỉnh hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số xây mới 589 căn nhà, sửa chữa 322 căn nhà. Nhà ở xây mới hoặc sửa chữa đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, có tuổi thọ từ 20 năm trở lên và bảo đảm an toàn khi xảy ra bão.

Tại huyện miền núi Hướng Hóa, ngoài vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương, tỉnh Quảng Trị huy động hiệu quả nguồn lực từ các doanh nghiệp để làm đường giao thông, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Điển hình là các doanh nghiệp đầu tư vào làm điện gió đã mở trên 80km đường giao thông công vụ phục vụ thi công dự án có tổng trị giá 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành dự án, 80km đường giao thông công vụ này đã được bàn giao cho các địa phương quản lý, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án điện gió cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 500 lao động địa phương.

Địa phương

Tri ân, ghi công cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong phòng chống bão số 3
Trên đường phát triển

Tri ân, ghi công cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong phòng chống bão số 3

Bão số 3 có cường độ mạnh đổ bộ vào Việt Nam đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Để ứng phó thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, đã có những tấm gương dũng cảm quên mình và hy sinh khi làm nhiệm vụ, trong đó có những cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân.

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025
Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2024 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; khảo sát tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; chủ trì Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại điểm cầu Buôn Ma Thuột.

Công bố Khánh Hòa hoàn thành mục tiêu đón 9 triệu khách trong năm 2024
Trên đường phát triển

Các chỉ tiêu du lịch “về đích” trước 3 tháng

Với việc về đích sớm 3 tháng các chỉ tiêu du lịch năm 2024, theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt từ 10 - 11 triệu lượt khách trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu du lịch như: ưu đãi cho du khách về dịch vụ lưu trú, giá vé tham quan, sử dụng các dịch vụ ăn uống; tổ chức các tour du lịch mới...

Toàn cảnh hội nghị
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2024

Ngày 17.10, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024; quán triệt Nghị quyết số 264-NQ/HU ngày 10.9.2024 của Ban Thường vụ huyện ủy.

BHXH huyện Xuân Lộc, Đồng Nai: Đối thoại với các doanh nghiệp về thực hiện chính sách BHXH
Địa phương

BHXH huyện Xuân Lộc, Đồng Nai: Đối thoại với các doanh nghiệp về thực hiện chính sách BHXH

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc vừa tổ chức Hội nghị đối thoại, phổ biến pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và triển khai thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo dữ liệu thuế và dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023.

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Địa phương

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định tại khoản 3, Điều 178, Luật Đất đai.

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"
An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.