Các nhà lập pháp đối lập, chủ yếu từ cánh tả, muốn khởi động một quy trình phức tạp với hy vọng bác bỏ luật cải cách lương hưu được ban hành vào tháng trước và thay thế bằng một đề xuất luật khác. Tuy nhiên, Hội đồng Hiến pháp đã phán quyết rằng luật thay thế được đề xuất không đề cập đến “cải cách bắt buộc về chính sách xã hội ... và do đó đánh giá rằng nó không đáp ứng các điều kiện” được quy định trong Hiến pháp Pháp.
Đây là lần thứ hai Hội đồng Hiến pháp bác bỏ đạo luật thay thế nhằm khôi phục tuổi nghỉ hưu về mức 62 tuổi. Trước đó, các thành viên của Hội đồng đã từ chối một đề xuất tương tự vào tháng 4. Sau đó, các tác giả đã sửa đổi dự luật đề xuất với hy vọng nó được Hội đồng chấp thuận.
Macron đã bảo vệ cải cách, nói rằng nó cần thiết để duy trì hệ thống lương hưu khi dân số già đi. Nhưng biện pháp này đã gây ra nhiều tháng phản đối trên đường phố. Lực lượng lao động cho rằng, có những cách khác để tài trợ cho hệ thống lương hưu, bao gồm cả thông qua thuế đối với người giàu hoặc người sử dụng lao động.
Đối với những người phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu, cuộc chiến vẫn tiếp diễn bất chấp phán quyết của Hội đồng Hiến pháp. Một dự luật mới nhằm bãi bỏ luật cải cách hưu trí sẽ được xem xét tại Quốc hội, vào ngày 8.6 tới.
Liên minh CGT cánh tả, trong số những người dẫn đầu các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu, cho biết việc đánh đạo luật này chỉ có thể đạt được thông qua việc tiếp tục vận động. CGT cũng đã ủng hộ nỗ lực của công đoàn tiếp tục các cuộc biểu tình vào ngày 6.6 và các kế hoạch khác.