Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An:

Bổ sung đầy đủ hành vi cấm trong hoạt động địa chất, khoáng sản

Tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản, song các ĐBQH (Nghệ An) đề nghị, cơ quan soạn thảo rà soát các quy định của pháp luật để bổ sung đầy đủ, chi tiết hành vi cấm trong hoạt động địa chất, khoáng sản.

ĐBQH TRẦN NHẬT MINH: Cân nhắc bổ sung trường hợp vi phạm hình sự trong lĩnh vực khoáng sản

Góp ý vào dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, đại biểu Trần Nhật Minh cho rằng: các hành vi bị cấm được quy định tại khoản 8 Điều 10 của dự thảo Luật còn chung chung, không cụ thể. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo rà soát, bổ sung đầy đủ, chi tiết các hành vi cấm trong hoạt động địa chất và khoáng sản.

Về quản lý, bảo vệ khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, Điều 35 của dự thảo luật quy định: “Chủ đầu tư lợi dụng việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác trái phép khoáng sản nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản”.

Bổ sung đầy đủ, chi tiết các hành vi cấm trong hoạt động địa chất và khoáng sản -0
Đại biểu Trần Nhật Minh phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Theo đại biểu, quy định như trên là chưa đầy đủ, chưa tính đến việc khai thác làm thiệt hại nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại hay không? Hoặc trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm pháp luật nghiêm trọng và hành vi đó cấu thành tội phạm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Do đó, đại biểu đề nghị cần rà soát để có quy định chặt chẽ hơn trong dự thảo Luật về vấn đề này.

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản gồm 117 điều, song có trên 50 điều, khoản giao Chính phủ quy định chi tiết và một số điều khoản khác giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết. Đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét, rà soát lại để hạn chế tối đa việc giao Chính phủ quy định chi tiết.

ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG: Giao thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là phù hợp

Cho rằng địa chất và khoáng sản có mối quan hệ mật thiết với nhau, đại biểu Thái Thị An Chung bày tỏ đồng tình với việc ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản.

Về thẩm quyền công nhận thăm dò khai thác khoáng sản (Điều 53), đại biểu cho rằng, dự thảo Luật lần này đã quy định thống nhất thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khai thác khoáng sản chuyển giao về cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ, khác với trước đây còn có thêm Hội đồng về đánh giá kết quả thăm dò khoáng sản và trên cơ sở kết quả của Hội đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới trình Thủ tướng Chính phủ.

“Để Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ về quản lý hoạt động khoáng sản, như vậy sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, trách nhiệm quản lý cấp phép, phê duyệt các đề án thăm dò khoáng sản”, đại biểu nhấn mạnh.

Bổ sung đầy đủ, chi tiết các hành vi cấm trong hoạt động địa chất và khoáng sản -0
Đại biểu Thái Thị An Chung phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 102), có hai quan điểm nên thu hay không thu? đại biểu Thái Thị An Chung bày tỏ đồng tình với quan điểm của Chính phủ: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện, do đó, nhà đầu tư phải trả kinh phí khi thực hiện quyền khai thác. Đây là tài sản công và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cũng đã có quy định về vấn đề này. Do đó, việc tiếp tục thu tiền khai thác khoáng sản là phù hợp, góp phần đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đại biểu nhấn mạnh. 

Đối với phương pháp xác định, phương pháp thu kinh phí cấp quyền khai thác khoáng sản, đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng, dự thảo Luật quy định đã tháo gỡ được các vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, theo đó doanh nghiệp sẽ được nộp hàng năm nên sẽ giảm áp lực tài chính tại thời điểm ban đầu triển khai. Việc quyết toán kinh phí cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng thực tế cũng sẽ giúp giải quyết được việc chênh lệch giữa trữ lượng thăm dò và sản lượng thực tế.

ĐBQH VÕ THỊ MINH SINH: Điều tiết khoản thu từ khai thác khoáng sản phục vụ an sinh tại địa phương có mỏ

Theo đại biểu Võ Thị Minh Sinh, các dự án mỏ khoáng sản hầu hết ở miền núi - những địa bàn cơ bản người dân còn nghèo, nguồn thu ngân sách rất khó, kể cả thu những dự án khoáng sản cũng không đủ bù cho các khoản chi trên địa bàn liên quan đến rủi ro, ảnh hưởng khai thác khoáng sản… Do vậy, đại biểu đánh giá cao quy định Nhà nước bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức, cá nhân và người dân địa phương nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác, sử dụng trên cơ sở điều tiết nguồn thu từ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên địa chất, khoáng sản.

Theo đó, địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bổ sung đầy đủ, chi tiết các hành vi cấm trong hoạt động địa chất và khoáng sản -0
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Dẫn thực trạng tại địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), việc xuất hiện các hố tử thần, nhà dân bị nứt do ảnh hưởng của khai thác khoáng sản nhưng không có nguồn để xử lý, đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm nội dung điều tiết khoản thu trên cho địa phương giải quyết rủi ro về môi trường và an sinh xã hội.

Bày tỏ trăn trở về việc hoàn thổ khi đóng cửa mỏ khoáng sản vẫn còn ít thực hiện “dẫn đến ảnh hưởng cuộc sống người dân, thậm chí mất đất lúa, không sản xuất được”… đại biểu đề nghị tăng quy định số tiền doanh nghiệp phải nộp trước để phục vụ hoàn thổ, phục hồi môi trường.

Liên quan đến quy định thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đại biểu Võ Thị Minh Sinh cho rằng, nên bỏ khoản thu này; đồng thời, xem xét lồng vào tăng mức thuế tài nguyên khoáng sản để bù đắp ngân sách Nhà nước.

“Quy định như vậy sẽ xóa bỏ tâm lý của doanh nghiệp phải nộp “thuế chồng thuế” khi vừa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, vừa nộp thuế tài nguyên; đồng thời bảo đảm nguyên tắc tất cả các nghĩa vụ tài chính đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đều phải được thực hiện trong các khoản thuế, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế”, đại biểu lý giải.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thực hiện chương trình tổ chức lấy ý kiến xây dựng pháp luật năm 2024 và chuẩn bị nội dung tham gia Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, chiều ngày 15.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới

Sáng 11.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về một số dự án luật liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Phạm Thanh Phương chủ trì Hội nghị.

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào 3 dự án luật dự kiến trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV gồm: Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.