Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết xây dựng các dự thảo luật

Ngày 11.10, tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp, xây dựng các dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sắp tới, Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý tâm huyết của các đại biểu từ thực tiễn tại địa phương.

t-4938.jpg
Hội nghị lấy ý kiến đóng góp, xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 11.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp, xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi). Chiều cùng ngày là Hội nghị lấy ý kiến đối với 2 dự thảo Luật về thuế gồm: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Yến Nhi chủ trì các hội nghị. Cùng dự có đại diện các sở, ngành tỉnh Bến Tre, đại diện một số doanh nghiệp.

3bfa1815-bc37-49f7-bf33-db8aae8c9375-1-201-a-6464.jpeg
Đại biểu góp ý xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi)

Theo Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Yến Nhi, từ khi Luật Điện lực có hiệu lực thi hành từ năm 2004 đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực điện lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, có một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực, đồng thời giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Điện lực hiện hành còn đang thiếu cơ sở pháp lý.

be77c330-761c-4e11-92a5-09866013a4f6-1-201-a-4948.jpeg
Đại biểu góp ý xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 Chương với 121 Điều nhằm cụ thể hóa 6 chính sách. Theo đề nghị của Chính phủ, dự thảo luật này có thể thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, tức là tại Kỳ họp thứ 8 sẽ thông qua dự thảo luật này.

tre-2-7563.jpg
Hội nghị lấy ý kiến đóng góp, xây dựng các dự thảo luật về thuế

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện hành có hiệu lực từ năm 2009, qua thời gian thực hiện, Luật Thuế TTĐB đã đạt được các kết quả quan trọng, góp phần định hướng sản xuất, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng có thu nhập cao, góp phần tái phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội, góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục, như: đối tượng chịu thuế TTĐB còn hẹp so với thông lệ quốc tế; một số quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, mô tả mặt hàng tại biểu thuế chưa thực sự rõ ràng, chưa đồng bộ với pháp luật chuyên ngành dẫn đến vướng mắc trong thực tế thực hiện; Thuế suất thuế TTĐB đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, ô tô, còn thấp chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội.

Do đó, việc sửa đổi luật là cần thiết, tiếp tục thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, Nhà nước, hoàn thành mục tiêu đề ra của chính sách thuế TTĐB nêu tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là nghiên cứu áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với mặt hàng có hại cho sức khỏe và môi trường.

Với phạm vi sửa đổi, bổ sung nêu trên, dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 gồm 4 Chương 12 Điều. Sửa đổi 10 Điều của Luật Thuế TTĐB hiện hành và bổ sung 1 Điều quy định về thời điểm xác định thuế TTĐB. Đồng thời, thực hiện ý kiến của Lãnh đạo Quốc hội, dự thảo luật quy định luật hóa một số nội dung đang thực hiện ổn định tại các văn bản dưới luật thì tiếp tục thực hiện.

tre-3-3900.jpg
Đại diện các doanh nghiệp quan tâm, góp ý xây dựng các dự thảo luật về thuế

Dự thảo Luật Thuế TNDN (sửa đổi) gồm 4 Chương 20 Điều, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến người nộp thuế và thu nhập chịu thuế TNDN; quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN; việc xác định thu nhập tính thuế TNDN và phương pháp tính thuế; việc xác định khoản được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; điều chỉnh thuế suất thuế TNDN đối với một số nhóm đối tượng cho phù hợp với các yêu cầu và bối cảnh mới; quy định về ưu đãi thuế TNDN. Đặc biệt, việc thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ các-bon lần đầu được miễn thuế...

Tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực, Luật Thuế TTĐB và Luật Thuế TNDN. Đồng thời các đại biểu cũng quan tâm, góp ý nhiều ý kiến tâm huyết từ thực tiễn ở địa phương.

Đối với Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung như: cần quy định rõ về hành lang an toàn cột tháp gió; phát triển điện mặt trời mái nhà, hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực; quy định về việc giao đất, giải tỏa, đền bù phục vụ công trình lưới điện quốc gia…

Đối với, Luật Thuế TTĐB và Luật Thuế TNDN đã nhận được nhiều ý kiến kiến nghị của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dừa, rượu và thuốc lá. Các doanh nghiệp kiến nghị xem xét về cách tính thuế TNDN liên quan đến các khoản lãi vay, chi phí hỗ trợ cho các hoạt động an sinh xã hội; kiến nghị về việc tính thuế TTĐB đối với các sản phẩm có liên quan đến dừa, rượu, thuốc lá; góp ý về thời điểm luật có hiệu lực thi hành…

tre-1-6147.jpg
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Yến Nhi phát biểu

Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Yến Nhi cho biết Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre sẽ tổng hợp, báo cáo đến các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra có cở sở tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật. Đồng thời, những ý kiến đã góp phần tạo cơ sở thực tiễn để ĐBQH tỉnh Bến Tre tham gia đóng góp trong các cuộc thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sắp tới.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Cử tri phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri.