Hoa Kỳ tài trợ thêm 73 triệu USD xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa

Ngày 7.3, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố hợp đồng mới trị giá 73 triệu USD để xử lý và làm sạch đất tại sân bay Biên Hòa.

Hoa Kỳ tài trợ thêm 73 triệu USD xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa -0
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Giám đốc USAID Samantha Power ký kết hợp đồng mới - Nguồn: Đại sứ quán Mỹ

Khoản tài trợ mới thể hiện cam kết bền bỉ của Hoa Kỳ với Việt Nam trong bối cảnh hai nước hướng đến kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện trong năm nay. 

Theo đó, công ty xử lý môi trường của Hoa Kỳ là Nelson Environmental Remediation USA sẽ thiết kế, xây dựng và vận hành một khu xử lý để làm sạch đất và trầm tích ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa. Giai đoạn 1 sẽ xử lý hơn 100.000 mét khối đất và trầm tích trong tổng số khoảng 500.000 mét khối đất và trầm tích ô nhiễm dioxin.

Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa được khởi công tháng 4.2019 và dự kiến kéo dài 10 năm với tổng chi phí lên tới 450 triệu USD. Đến nay, Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng góp 163,25 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD dự kiến sẽ đóng góp cho dự án này.

Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hoà có quy mô gấp gần 4 lần so với dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng được USAID và Bộ Quốc phòng hoàn thành năm 2018.

Hoa Kỳ tài trợ thêm 73 triệu USD xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa -0
Khánh thành và bàn giao công viên đã xử lý sạch dioxin thuộc sân bay Biên Hòa- Nguồn: Đại sứ quán Mỹ

Bộ Quốc phòng và USAID cũng đã khánh thành một công viên ngay tại nơi diễn ra sự kiện. Công viên này do USAID và Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc Phòng Việt Nam cùng thực hiện với hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhằm ghi dấu cột mốc quan trọng này trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tại lễ ký bàn giao hoàn trả mặt bằng, USAID chính thức bàn giao khu đất công viên này cho Bộ Quốc phòng. Đây là khu vực đầu tiên thuộc sân bay Biên Hòa được bàn giao mặt bằng cho Bộ Quốc phòng sau khi xử lý sạch dioxin. Trước đó, USAID và Bộ Quốc phòng đã hoàn thành xử lý dioxin khu đất đầu tiên nằm phía ngoài sân bay Biên Hòa, gần cổng 2.

Tháng 12.2022, USAID cũng trao hợp đồng trị giá 29 triệu USD cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA E&C thi công các hạng mục chuẩn bị quan trọng tại sân bay Biên Hòa. Đây là hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay mà USAID Việt Nam trao cho một công ty địa phương. USAID cam kết nâng cao năng lực chuyên môn tại Việt Nam trong lĩnh vực sức khỏe và an toàn môi trường.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.