Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023)

​​​​​​​Hiện thực hóa khát vọng chấn hưng văn hóa dân tộc

Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, mà soi chiếu vào đó, thế hệ hôm nay thấy rõ hơn thách thức, định hướng phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Kim chỉ nam phát triển văn hóa

Tháng 2.1943, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn chưa ra đời, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội), rồi áp dụng vào thực tế cách mạng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa đã được thế hệ lãnh đạo tiền bối của Đảng sớm nhìn thấy và đặc biệt coi trọng trong đường lối cách mạng.

“Trong thời điểm năm 1943, nước ta gặp rất nhiều khó khăn, bị đế quốc Pháp, phát xít Nhật xâm lược, các luồng văn hóa ngoại lai lấn át, nhưng văn hóa Việt Nam đã có cương lĩnh quan trọng mà trong 80 năm qua vẫn giữ nguyên giá trị” - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh tại họp báo giới thiệu các sự kiện, hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam sáng 22.2.

Có thể nói trong lịch sử dân tộc, lần đầu tiên Việt Nam có bản Đề cương, xác định con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận chặt chẽ, hệ thống và các nguyên tắc hành động trong bối cảnh nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và không ít thách thức. Đề cương xác định văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa); đưa văn hóa Việt Nam tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới; ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa nước Việt Nam trong giai đoạn này là Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa... Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, các luận điểm này đã được Đảng ta đúc kết cô đọng, chính xác, định hướng một cách đúng đắn, làm nền tảng phát triển văn hóa.

Không chỉ có giá trị vào thời điểm ra đời, những tư tưởng của bản Đề cương vẫn mang ý nghĩa thời đại, là kim chỉ nam, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

“Đề cương về văn hóa Việt Nam có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, và từ đó đến nay, các luận điểm, quan điểm trong đó vẫn tiếp tục được Đảng ta khẳng định, hiện thực hóa. Và những thành tựu văn hóa đạt được ngày nay dựa trên nhiều quan điểm từ bản Đề cương này” - Thứ trưởng Tạ Quang Đông khẳng định.

Cần có giải pháp để văn hóa phát triển, trở thành sức mạnh mềm quốc gia - Ảnh: VN+
Cần có giải pháp để văn hóa phát triển, trở thành sức mạnh mềm quốc gia. Ảnh: VN+

Vận dụng giá trị của Đề cương với khát vọng hiện đại

Trải qua nhiều thời kỳ, tinh thần của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã tạo sự chuyển động, thay đổi và đưa văn hóa Việt Nam càng ngày càng hướng tới phát triển bền vững. Nhận định như vậy, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội, tiềm năng khi sở hữu truyền thống văn hóa 4000 năm với nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nhiều giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, lại ở thời điểm dân số vàng, với nhiều người trẻ có thể chuyển hóa giá trị văn hóa truyền thống với sự sáng tạo, khoa học công nghệ... để một lần nữa văn hóa trở thành một mặt trận.

“Khi xưa, cố Tổng Bí thư Trường Chinh khẳng định văn hóa là một mặt trận, ngang hàng với chính trị, kinh tế, thì ngày nay văn hóa sẽ trở thành mặt trận ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa chính là nguồn mạch để chúng ta phát triển đất nước bền vững hơn, bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa hiển thị qua các sản phẩm, dịch vụ; phát huy nội lực để văn hóa trở thành sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng thể quốc gia, định vị sức mạnh Việt Nam trên bản đồ quyền lực của thế giới trong lĩnh vực văn hóa…” - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương nói.

Để làm được như vậy, cần vận dụng giá trị, nguyên tắc của Đề cương với hơi thở, khát vọng hiện đại, để phát huy tinh thần dân tộc, định vị bản sắc dân tộc trong nước và trên trường quốc tế, thể hiện sự kết nối giữa khoa học và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo, tiêu dùng văn hóa đại chúng. Đồng thời, nếu coi văn hóa là một mặt trận, thì cần có sự đầu tư để biến văn hóa trở thành trụ cột, trở thành ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi.

Từ khởi nguồn của Đề cương, động lực gì để hiện thực hóa khát vọng chấn hưng văn hóa dân tộc, văn hóa trở thành mũi nhọn, một trụ cột gắn liền với trụ cột phát triển kinh tế, chính trị, xã hội? Đặt ra câu hỏi này, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng, phát triển văn hóa không phải trách nhiệm của riêng ngành văn hóa, mà là sự phối hợp đồng bộ các cấp, các ngành và toàn xã hội. Cần đi sâu làm rõ, tập trung vào giải pháp để phát triển văn hóa trong giai đoạn tới. Chẳng hạn, Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030 xác định phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm. Như vậy, cần có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, hợp tác công tư, luật về thuế, ưu đãi cho nghệ sĩ, tạo sự dịch chuyển sáng tạo trong chuỗi phát triển của ngành công nghiệp văn hóa...

Bên cạnh đó, có giải pháp để văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam được coi là một trong số ít quốc gia giàu có nguồn tài nguyên văn hóa, nhưng đến nay các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo mới chiếm 3,61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nghĩa là ở mức trung bình của thế giới. “Điều gì khiến văn hóa chưa phát huy được thế mạnh của mình? Đề cương về văn hóa Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phát triển nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung, thể hiện tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng, để có thể định vị văn hóa Việt Nam với thế giới... Câu hỏi đó, mục tiêu, nguyên tắc đó còn nguyên giá trị mà ngày hôm nay chúng ta tiếp tục đi tìm câu trả lời” - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh.

Những điều này sẽ được bàn thảo, tìm ra giải pháp thông qua hội thảo cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” cũng như các hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra trong thời gian tới.

Văn hóa

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường

Với 40 tác phẩm hội họa - sắp đặt, triển lãm Té Tất Té Đák (Đẻ Đất Đẻ Nước) của họa sĩ Thu Trần sẽ đưa người xem đến đất Mường với bề dày văn hóa được lưu giữ từ đời sống, phong tục tập quán đến truyện kể, thi ca. 

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu

Không chỉ phục vụ nhu cầu mặc, trang phục còn như tác phẩm nghệ thuật sống động, kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm hồn con người từng dân tộc, từng vùng đất. Tìm về nữ phục truyền thống của các dân tộc, nhóm dân tộc ở ba miền, đạo diễn Nguyễn Bông Mai đã tỉ mỉ ghi lại vẻ đẹp ấy và quảng bá rộng rãi tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia

Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 19.1, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định.

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược
Văn hóa

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Văn hóa số không chỉ là một khái niệm mới mà còn là tư duy, phong cách sống và làm việc mới, nơi các giá trị của sáng tạo, đổi mới và kết nối được đề cao. Xây dựng văn hóa số là nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Văn hóa

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Mỗi năm một ý tưởng độc đáo, Lễ hội Xuân tại Vinhomes Grand Park (TP.Thủ Đức) luôn là sự kiện được cư dân và du khách trông đợi. Năm nay, với chủ đề “Tết diệu kỳ”, sự kiện tiếp tục làm bùng lên sức sống khu Đông khi tôn vinh những giá trị truyền thống, tái hiện ký ức ngọt ngào của Tết cổ truyền, hứa hẹn thiết lập một kỷ lục mới cho Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan
Văn hóa - Thể thao

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan

Từ ngày 17 - 23.1, tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội), đài NHK (Nhật Bản) sẽ tổ chức sự kiện “Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan" với nhiều hoạt động đặc sắc, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán thính giả và quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Nhật Bản.

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành
Văn hóa

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành

Hợp tác liên ngành đã thổi làn gió mới vào nghệ thuật đương đại, tạo nên bức tranh đa sắc màu, nơi nhiều ngành nghề, loại hình cùng hòa quyện. Sự kết nối, giao thoa ấy không chỉ mở rộng biên giới sáng tạo mà còn mang đến các tác phẩm, trải nghiệm mới cho công chúng.

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học
Văn hóa - Thể thao

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học

“Nhạc cổ điển rất gần gũi trong đời sống, chỉ có điều chúng ta chưa có thời gian để tìm hiểu, ngẫm nghĩ. Công việc của tôi và các nghệ sĩ là đem đến câu chuyện xung quanh những bản nhạc rất nổi tiếng và quen thuộc” - nhạc trưởng Trần Nhật Minh chia sẻ trong hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” số đầu tiên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chiều 10.1.

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024

Tối 11.1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024. Trường ca “Lũ” của nhà thơ Lữ Mai do Công ty Sách điện tử Waka phát hành đã được vinh danh là một trong những cuốn sách nổi bật năm 2024.