Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học

“Nhạc cổ điển rất gần gũi trong đời sống, chỉ có điều chúng ta chưa có thời gian để tìm hiểu, ngẫm nghĩ. Công việc của tôi và các nghệ sĩ là đem đến câu chuyện xung quanh những bản nhạc rất nổi tiếng và quen thuộc” - nhạc trưởng Trần Nhật Minh chia sẻ trong hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” số đầu tiên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chiều 10.1.

Chuỗi hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” sẽ diễn ra từ tháng 1 - 7.2025 tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, mỗi tháng một số. Các buổi hòa nhạc không diễn ra trong nhà hát mà ngay giữa giảng đường thân thuộc của sinh viên. Trong hơn 1 tiếng đồng hồ, sinh viên được nghe giới thiệu và thưởng thức các tác phẩm thuộc các thể loại như: giao hưởng, opera, nhạc kịch Broadway, Jazz, nhạc phim…

472740753-931488105761554-4865514517890860481-n.jpg
Chuỗi hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” gồm 7 số sẽ diễn ra từ tháng 1 - 7.2025 tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ĐHQGTPHCM

Đồng hành và hỗ trợ về chuyên môn cho chuỗi chương trình là nhạc trưởng Trần Nhật Minh cùng các nghệ sĩ đến từ Saigon Festival Orchestra, Saigon Winds, Impact Theatre Saigon. “Mục đích của chương trình là mang đến những buổi thưởng thức hòa nhạc thư giãn. Đồng thời, qua chia sẻ, giao lưu, các nghệ sĩ sẽ mang đến cho sinh viên những tri thức về âm nhạc, nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật”, nhạc trưởng Trần Nhật Minh nói.

Sau khi tham dự buổi hòa nhạc đầu tiên, Lâm Thành Phát, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, chia sẻ, chương trình là một trải nghiệm ý nghĩa, giúp bản thân có thêm nhiều kiến thức về âm nhạc. “Việc được tiếp cận với nhạc cổ điển mà còn nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật, phát huy các kỹ năng về văn hóa nghệ thuật nói chung”, Thành Phát nói.

473291246-931486695761695-6284371956312466710-n.jpg
Nhạc trưởng Trần Nhật Minh giới thiệu về dàn nhạc giao hưởng và các tác phẩm được trình diễn trong chương trình. Ảnh: ĐHQGTPHCM

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Toán học giúp con người xác định cách sắp xếp nốt nhạc để tạo ra biến thể mới từ một chủ đề ban đầu. Vật lý nghiên cứu tần số, biên độ và cộng hưởng của sóng âm để giải thích cách các bản nhạc được tạo ra và truyền đi. Sinh lý học thần kinh nghiên cứu về cách bộ não xử lý âm nhạc giúp hiểu rõ hơn về cấu trúc não bộ và chức năng nhận thức. Âm nhạc kích thích nhiều vùng não khác nhau, góp phần cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và thậm chí là khả năng ngôn ngữ.

“Âm nhạc vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, văn hóa và thời gian, tạo ra sự đồng cảm và gắn kết giữa các cá nhân, cộng đồng và thế hệ. Âm nhạc truyền tải cảm xúc, từ niềm vui, nỗi buồn đến sự thăng hoa của tình yêu và khát vọng, giúp con người hiểu rõ hơn về chính mình và thế giới xung quanh. Kết nối cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn, đó chính là món quà lớn nhất mà âm nhạc mang lại cho nhân loại và cũng là món quà của Nhạc trưởng Trần Nhật Minh và các nghệ sĩ mang đến Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh.

472784057-931486769095021-9178998523999797896-n.jpg
473051762-931488135761551-5738978284357559060-n.jpg
Hơn 100 nghệ sĩ đã tham gia buổi hòa nhạc số đầu tiên. Ảnh: ĐHQGTPHCM

Việc tổ chức hòa nhạc ngay tại giảng đường tạo sự gắn kết, gần gũi với sinh viên. Đồng thời, các buổi biểu diễn tạo thành một chuỗi, nhằm tạo sự liên kết và đem đến bức tranh âm nhạc toàn cảnh. Đây là khác biệt nổi bật của hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” so với các chương trình hòa nhạc dành cho học sinh, sinh viên từng có.

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh hy vọng chuỗi chương trình này sẽ là tiền đề, tạo cơ hội mang âm nhạc cổ điển đến giảng đường đại học để sinh viên khắp cả nước được tiếp cận âm nhạc cổ điển, được thưởng thức những câu chuyện đẹp nhất về âm nhạc.

Văn hóa - Thể thao

Tâm từ bi cảm hóa muôn loài
Văn hóa - Thể thao

Tâm từ bi cảm hóa muôn loài

THÍCH NGUYÊN HẬU

Trong kinh điển Phật giáo có nhiều giai thoại liên quan đến con rắn, thể hiện lòng từ bi, trí tuệ của đức Phật cảm hóa muôn loài. Cũng mang ý nghĩa ấy, song tích truyện “Đức Phật kể câu chuyện về con rắn độc” còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống, thậm chí ở tầm quốc gia đại sự, theo cách gần gũi, dễ hiểu.

Món quà sách Tết từ Crabit books
Văn hóa - Thể thao

Món quà sách Tết từ Crabit books

Tết Nguyên Đán không chỉ mang lại niềm vui đoàn tụ mà còn là dịp để trao đi những giá trị sâu sắc. Crabit books giới thiệu một số đầu sách ý nghĩa giúp trẻ em hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Con rắn - từ vật thường đến vật linh
Văn hóa - Thể thao

Con rắn - từ vật thường đến vật linh

PGS.TS. Trang Thanh Hiền

Trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam, rắn có lẽ là một trong những con vật hiếm hoi được khắc họa thành hình tượng độc lập. Ấy nhưng trong hệ thống vật linh đúc nổi trên Cửu đỉnh triều Nguyễn, rắn đã hiện diện trên hai chiếc đỉnh là Huyền đỉnh và Anh đỉnh.

Mê mẩn trước vẻ đẹp của rừng khộp Yók Đôn mùa thay lá
Văn hóa

Mê mẩn trước vẻ đẹp của rừng khộp Yók Đôn mùa thay lá

Cứ tầm từ độ tháng 11 năm trước, đến tầm tháng 4 của năm sau, Tây Nguyên bước vào mùa khô. Đây cũng là lúc Vườn Quốc gia (VQG) Yók Đôn bước vào mùa thay lá. Lúc này, phong cảnh VQG Yók Đôn trở nên đẹp lãng mạn với những tán lá vàng, đỏ xen lẫn sắc xanh hiếm nơi nào có được.

Qua những mạch suối nguồn…
Văn hóa - Thể thao

Qua những mạch suối nguồn…

Lần hồi từng trang sử thăng trầm của dân tộc, giá trị tinh thần vẫn luôn là mạch ngầm nuôi dưỡng sức mạnh quốc gia. Giá trị ấy suy cho cùng chính là dư âm nguồn cội, khởi phát từ nền văn hóa đậm đà bản sắc, gốc rễ cho sự vươn mình.

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"

Chèo “xuyên không” về thời hiện đại, cải lương đưa khán giả tới thế giới tương lai, hay tuồng mang tới trải nghiệm đa giác quan… Nghệ thuật truyền thống đang nỗ lực bắc những nhịp cầu nối quá khứ và hiện tại, đưa các giá trị văn hóa truyền thống vươn xa hơn, chạm đến trái tim thế hệ trẻ hôm nay.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Việt UNESCO Phạm Đình Ngọc cho chữ
Văn hóa - Thể thao

Tôn vinh giá trị của thực học, chân tài tại Hội chữ Xuân 2025

Với chủ đề "Thực học", Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 khai mạc chiều 23.1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đề cao truyền thống hiếu học, khuyến khích học hành của các bậc tiền nhân. 47 người viết thư pháp Hán - Nôm và quốc ngữ tham gia Hội chữ mang đến cho công chúng những bức thư pháp đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành trong mùa xuân mới.

Cơm nhà và cỗ Tết
Văn hóa

Cơm nhà và cỗ Tết

Khác với cơm nhà là những món ăn bình dị, thân thuộc, mâm cỗ Tết cầu kỳ về hình thức, cách chế biến nhưng cùng chứa đựng biết bao tâm tình; với người Việt, bữa cơm là lúc mọi thành viên quây quần bên nhau, là cầu nối gắn kết gia đình, động lực để trở về.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Hành trình vinh quang" - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Chương trình chính luận nghệ thuật "Hành trình vinh quang" - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tối 23.1, hướng tới kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025), tại Cột Cờ Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Hành trình vinh quang". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình. Cùng dự có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương cùng đông đảo đảng viên, quần chúng ưu tú.