Hệ thống Kho bạc hầu như không còn giao dịch tiền mặt

2023 là năm thứ hai hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2025 và tiếp tục ghi nhận những chuyển biến tích cực. Hiện tại, trong hệ thống KBNN hầu như không còn giao dịch tiền mặt.

Số thu, chi ngân sách bằng tiền mặt chiếm 0,069% và 0,097%

Theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, đến năm 2025, cơ bản toàn bộ các giao dịch thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử. Trên cơ sở đó, thời gian qua, hệ thống KBNN đã nỗ lực hiện đại hóa phương thức thu, chi ngân sách; tăng cường trao đổi, phối hợp, kết nối với các đơn vị liên quan, thúc đẩy các kênh thanh toán điện tử nhằm gia tăng tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, người dân.

Năm 2023, tại hệ thống KBNN, số thu ngân sách bằng tiền mặt chiếm 0,069% so với tổng thu ngân sách (giảm 0,091% so với năm 2022); số chi ngân sách bằng tiền mặt chiếm 0,097% so với tổng chi ngân sách (giảm 0,263% so với năm 2022). Để đạt kết quả này, hệ thống KBNN đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp.

Kho bạc Nhà nước đã phối hợp thanh toán thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với 17 ngân hàng.
Kho bạc Nhà nước đã phối hợp thanh toán thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với 17 ngân hàng

Trong đó, đáng chú ý là hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống kho bạc tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể, KBNN đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua KBNN (thay thế Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22.6.2020). Theo đó, mở rộng phạm vi các đối tượng và nội dung cá nhân được sử dụng bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng để giải quyết khó khăn trong việc cho thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng chưa được quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP. Đồng thời, mở rộng phạm vi sử dụng tài khoản thanh toán của các đơn vị giao dịch mở tại ngân hàng thương mại để chi thanh toán cá nhân đối với tất cả các khoản chi mà các đối tượng thụ hưởng có nhu cầu chi trả qua tài khoản…

Song song đó, KBNN nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng liên thông. Tiếp tục thực hiện kết nối liên thông giữa các hệ thống, chương trình với cơ quan thuế, hải quan, Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia (IPBS) và các hệ thống thanh toán của các ngân hàng thương mại. Năm 2023, KBNN tiếp tục mở rộng hạ tầng để triển khai kết nối với hai ngân hàng mới, gồm: Ngân hàng Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nâng tổng số ngân hàng đang phối hợp thanh toán thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử lên con số 17.

Thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Trong năm 2023, KBNN tiếp tục đẩy mạnh thu qua KBNN bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay, số lượng tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu của KBNN tại hệ thống các ngân hàng thương mại là hơn 3.200 tài khoản. Đồng thời, KBNN đã phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có giao dịch với KBNN sử dụng các hình thức thu nộp điện tử như qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, qua các ứng dụng điện tử của các ngân hàng thương mại hoặc qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan… từ đó giảm thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN.

Chi qua KBNN bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là một điểm sáng trong những lĩnh vực hoạt động trọng tâm của hệ thống KBNN trong năm 2023. Đó là, việc triển khai thành công chương trình ứng dụng thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông cho các đơn vị sử dụng ngân sách, góp phần giảm thời gian và chi phí liên quan đến hoạt động giao dịch thanh toán của các đơn vị.

Cụ thể, từ tháng 4.2023, KBNN đã triển khai chương trình ứng dụng thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông. Đến tháng 12.2023, có hơn 39 nghìn đơn vị sử dụng ngân sách đã ủy quyền để KBNN thực hiện thanh toán số tiền hơn 1.300 nghìn tỷ đồng cho dịch vụ điện, nước và hơn 170 tỷ đồng cho dịch vụ viễn thông trên toàn quốc.

Sau khi ủy quyền cho KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách không cần lập hồ sơ thanh toán qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Các hóa đơn của đơn vị sử dụng ngân sách sẽ được KBNN tự động thanh toán ngay sau khi nhận được thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ, qua đó đã giảm đáng kể số lượng hồ sơ giao dịch (ước tính giảm được tổng số 90.684 hồ sơ giao dịch/tháng), giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động. Do ngày thanh toán được ấn định trước, việc triển khai chương trình góp phần tăng hiệu quả cho công tác dự báo ngân quỹ. Đồng thời, các nhà cung cấp phối hợp với KBNN cũng được hưởng lợi từ chương trình do dòng tiền được lưu thông nhanh chóng, chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.

Với những kết quả đạt được, năm 2024, hệ thống KBNN tiếp tục thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch với KBNN. Một số nhiệm vụ cụ thể, gồm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; tiếp tục mở rộng mạng lưới tài khoản phục vụ thu ngân quỹ nhà nước của KBNN tại hệ thống ngân hàng thương mại; rà soát mở rộng địa bàn bắt buộc chi thanh toán cá nhân qua tài khoản; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch với KBNN.

Tài chính

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.

Ảnh
Tài chính

Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam “hoàn toàn có thể đạt” mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, với các điều kiện đi kèm, như: phải có chính sách tài khóa hiệu quả hơn nữa, tăng giải ngân vốn đầu tư công cả về mức đầu tư cũng như chất lượng; thúc đẩy đầu tư tư nhân; theo dõi sát sao lạm phát để có điều chỉnh kịp thời…

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Tài chính

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Thanh Tuyền đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng hơn 60 gói thầu với tổng giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, bao gồm cả liên danh và độc lập.

Việt Nam cần sớm phát triển thị trường vốn
Tài chính

Bài toán lớn nhất là nguồn vốn phục vụ tăng trưởng

Trước yêu cầu phải đầu tư phát triển hạ tầng cao tốc, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... nếu không sớm phát triển thị trường vốn, mục tiêu tăng trưởng cao năm nay và giai đoạn tới sẽ rất thách thức. Theo các chuyên gia, các kênh thị trường trái phiếu, thị trường nợ… hiệu quả sẽ giúp khai thông, huy động được nguồn vốn trong dân, gồm 15 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm và hàng trăm tỷ USD của ngành bảo hiểm.

AMH
Tài chính

Mong đợi gì ở nghị quyết phát triển đột phá kinh tế tư nhân?

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân với quan điểm đây phải là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Các chuyên gia hy vọng, nghị quyết sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường kinh doanh trên tinh thần doanh nghiệp được phép làm những điều pháp luật không cấm và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.