Việc trang mạng The Guide to Sleeping in Airports xếp sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất của nước ta vào danh sách 10 sân bay tệ nhất châu Á năm 2014 vừa qua đã gây ra những phản ứng trái chiều của chính các cơ quan chức năng. Đây là vấn đề được một số báo phản ánh. Nhưng có lẽ vấn đề sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu được nhìn nhận với tinh thần cầu thị…
Theo đó, danh sách của The Guide to Sleeping in Airports thì sân bay quốc tế Nội Bài xếp thứ 5 và sân bay Tân Sơn Nhất xếp thứ 8 trong số 10 sân bay châu Á tệ nhất. Thứ tự xếp hạng này dựa trên các tiêu chí như vệ sinh kém, thủ tục giải quyết chậm, thái độ phục vụ của nhân viên hải quan và việc bố trí điều hòa không khí với những nước vùng nhiệt đới…
Ngay sau khi có thông tin này, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho rằng đây là đánh giá chủ quan và đánh giá này chưa phản ánh đầy đủ về hoạt động thực tế của 2 sân bay này. Thế nhưng cũng chính đại diện Cục thừa nhận: sân bay ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, cần khắc phục, đặc biệt khi so sánh với một số sân bay ở một số nước. Và rằng những hạn chế này không đến mức tồi tệ như đánh giá của The Guide to Sleeping in Airports.
Phản ánh của The Guide to Sleeping in Airports là do hành khách bình chọn đánh giá, là kênh thông tin tham khảo. Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng cho rằng việc Cục phản bác ngay là chưa cầu thị. Lẽ ra khi bị xếp loại như vậy, Cục phải xem lại thực trạng ở các sân bay ra sao trước khi phản bác (TheoVnExpress,VoV)... Bộ cũng đã chỉ đạo Cục Hàng không đi kiểm tra, trước mắt là tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Việc đánh giá chất lượng phục vụ chính là hành khách - những người trực tiếp sử dụng các dịch vụ đó. Đây là một kênh thông tin rất quan trọng trong hoạt động quản lý. Cơ quan quản lý cũng có thể chủ động thực hiện trong các phạm vi khác nhau để so sánh, rút kinh nghiệm làm tốt hơn. Đánh giá của các cơ quan chức năng về chất lượng phục vụ không chỉ giới hạn và đơn thuần là các thủ tục hành chính. Nếu trên cùng một vấn đề mà hai đánh giá này trái chiều nhau: cơ quan chức năng nói tốt - người trực tiếp sử dụng dịch vụ nói không thì chắc chắn là điều đáng phải suy nghĩ. Và nếu những đánh giá của hành khách là khách quan thì cơ quan chức năng phải thực sự có tinh thần cầu thị.
Có thể đơn giản hơn, không chỉ là với Cục Hàng không mà các cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động dịch vụ công nên xem những thông tin phản hồi từ khách hàng là một trong những kênh thông tin để từ đó có giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ.
Nhằm góp phần nâng cao ý thức tham gia, chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, từng bước kéo giảm tai nạn giao thông, thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ thay đổi về cách thức thực hiện và đối tượng được tuyên truyền để phù hợp với tình hình thực tế. Đây cũng là giải pháp góp phần tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, an toàn và thân thiện.
Sáng 6.4, tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia tổ chức lễ phát động cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay vì an toàn giao thông” trên mạng xã hội VCNet năm 2021.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, sau 6 tháng thí điểm lắp đặt 2 bộ cân kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) tự động trên quốc lộ 5 (từ 15.8.2020 đến nay), số lượt xe vi phạm bị xử phạt đã giảm hơn 49,3 lần so với 7 bảy tháng đầu năm 2020.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa ban hành Công văn số 43/CV-UBATGTQG gửi Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban an toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công tác vận tải trong dịp nghỉ Tết và lễ hội Xuân Tân Sửu gắn liền với công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng 5.1, tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức phát động ra quân Năm An toàn giao thông 2021 và đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Tân Sửu và lễ hội Xuân năm 2021.
Ngày 29.11, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2020". Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng "Năm An toàn giao thông – 2020"; tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên, thanh niên, giúp nâng cao kiến thức về an toàn giao thông, qua đó cải thiện ý thức, hành vi khi tham gia giao thông, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả nước.
Ngày 25.11, tại Trường Tiểu học Giang Tiên, huyện Phú Lương, Quỹ Phòng, chống thương vong châu Á (AIP) và Ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Lễ phát động dự án “Mũ bảo hiểm cho trẻ em” năm học 2020 - 2021.
Ngày 13.11, tại thành phố Rạch Giá diễn ra Hội thi tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông khối Tiểu học cấp tỉnh năm học 2020-2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Ban An toàn giao thông tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức. Hội thi có sự tham gia của các em học sinh đến từ 15 trường tiểu học, đại diện cho 15 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Ngày 18.10, tại thành phố Yên Bái, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức “Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc năm 2020”. Tham dự Ngày hội có Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng và gần 2.000 đoàn viên, thanh niên đại diện 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Quảng Ninh.
Chiều 14.9, tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5), Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông và Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động chương trình “Hành trình văn hoá giao thông” cho học sinh khối Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố năm 2020. Hơn 300 học sinh đã tham dự và sôi nổi tương tác với chương trình.
Ngày 3.9, thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Bộ sẽ phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phát hành 3 bộ tem chủ đề “An toàn giao thông đường bộ” trong 3 năm liên tiếp (2020- 2022) nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho cộng đồng và người dân...
Ngày 25.7, tại Trường Trung học phổ thông Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông” năm 2020.
Trong những năm qua, lực lượng vận tải ôtô phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên tốc độ phát triển nhanh chóng cũng dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các lực lượng vận tải, đặc biệt là có ngày càng nhiều xe trá hình cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến các tuyến cố định hoạt động đúng quy định và gây mất an toàn giao thông.
Thêm giấy phép, thêm thủ tục, gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp và chính cơ quan quản lý là những ý kiến đáng chú ý của đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đóng góp vào Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cùng các đơn vị liên quan cần khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, bổ sung cơ sở vật chất các trạm chờ... để đưa tuyến buýt nhanh (BRT) từ bến xe Kim Mã – bến xe Yên Nghĩa đi vào khai thác, sử dụng trong tháng 12.2016. Đây là nội dung tại văn bản 5384/UBND-ĐT vừa được UBND TP Hà Nội ban hành nhằm chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện hợp phần xe buýt nhanh (BRT) từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa thuộc Dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
Sau hơn 1 tuần thực hiện thí điểm tạo không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận từ 19 giờ ngày thứ sáu đến 24 giờ ngày chủ nhật hàng tuần, nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những chuyển động tích cực của TP Hà Nội trong nỗ lực phát triển du lịch và văn hóa.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa xây dựng kế hoạch số 951/KH-SGTVT triển khai phục vụ vận tải trong dịp Quốc khánh (2.9), Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10) và hưởng ứng Tháng an toàn giao thông quốc gia năm 2016.
Được khánh thành từ giữa tháng 5 nhưng đến nay Dự án đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh từ giữa hai đầu đường vẫn rào chắn, cắm biển cấm phương tiện cơ giới lưu thông. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho người dân khi lưu thông từ Đông Anh, Mê Linh (Hà Nội) đi Vĩnh Phúc.
(ĐBNDO) – Ý thức của người dân hai bên đường chưa cao, không muốn đi qua đường gom cống chui mà tự ý cắt rào đi ngang qua đường, không nhận thức được mức độ nguy hiểm, vì lợi ích nhỏ của cá nhân mà xâm phạm tài sản nhà nước, cắt rào để qua đường làm nương rẫy… Là những mối lo ngại được nêu ra tại Hội thảo Quản lý, khai thác đường bộ cao tốc - Một số vấn đề đặt ra được tổ chức sáng 8.6, tại Hà Nội.