Hình thành văn hóa giao thông từ ghế nhà trường

Chiều 14.9, tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5), Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông và Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động chương trình “Hành trình văn hoá giao thông” cho học sinh khối Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố năm 2020. Hơn 300 học sinh đã tham dự và  sôi nổi tương tác với chương trình.

Mở đầu chương trình, học sinh được xem một hoạt cảnh tái hiện những tình huống sai phạm thường gặp khi tham gia giao thông dưới hình thức sân khấu hóa trực quan và sinh động. Không chỉ mang đến những giây phút giải trí vui vẻ, hoạt cảnh còn mang ý nghĩa giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, cách ứng xử trong tình huống xảy ra va chạm giao thông. Những bài học về sự nguy hiểm của việc không chấp hành luật giao thông khi lưu thông trên đường, các lỗi vi phạm thường gặp, như: vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, văn hóa ứng xử giao thông…, đã được lồng ghép vào hoạt cảnh một cách khéo léo. Qua đó, giúp học sinh hiểu và tiếp cận Luật Giao thông đường bộ dễ dàng hơn.

Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn các em học sinh cách điều khiển phương tiện an toàn. Ảnh: Hồng Giang - TTXVN
Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn các em học sinh cách điều khiển phương tiện an toàn. Ảnh: Hồng Giang - TTXVN

Bên cạnh tiết mục hoạt cảnh, học sinh cũng lắng nghe các chiến sỹ cảnh sát giao thông chia sẻ, phổ biến những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông; một số nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông và các hành vi giao thông không an toàn; cách ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Không đơn thuần ngồi lắng nghe, các em liên tục tương tác, hỏi - đáp với các chiến sỹ về kiến thức giao thông đường bộ; tham gia trả lời câu hỏi nhanh về luật giao thông do các chiến sỹ đưa ra để kiểm tra kiến thức đã thu nạp được trong chuyên đề.

Đặc biệt, ở phần cuối chương trình, học sinh còn được các chiến sỹ cảnh sát giao thông trực tiếp hướng dẫn, thị phạm cách điều khiển xe máy và tham gia thực hành lái xe an toàn ngay tại trường bằng xe tay ga 50 phân khối chuyên dụng dành cho học sinh.

Nhiều học sinh cho biết, thông qua chương trình, các em hiểu thêm về quy tắc khi tham gia giao thông cũng như khắc phục được những lỗi tham gia giao thông hay mắc phải, từ những vấn đề cơ bản như đội mũ bảo hiểm đúng cách cho tới cách đọc biển báo giao thông.

Trung úy Đặng Thị Mỹ Duyên, Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, những năm gần đây, trong khi tổng số vụ, số người chết, bị thương vì tai nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm dần,  tình hình tai nạn giao thông ở trẻ em lại tăng nhanh, nhất là ở nhóm tuổi học sinh Trung học phổ thông. Trong đó, hơn 80% số vụ tai nạn xảy ra khi các em đang trực tiếp điều khiển phương tiện, phần lớn xuất phát từ ý thức tham gia giao thông. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên ngay từ ghế nhà trường là vô cùng cần thiết, bởi ở lứa tuổi này, các em bắt đầu tự lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi của batn thân; từ đó, giúp các em nâng cao kiến thức về luật giao thông đường bộ, phán đoán và lường trước được tình huống giao thông để ứng phó, xử lý kịp thời.

Theo kế hoạch, chương trình “Hành trình văn hoá giao thông” sẽ được triển khai từ tháng 9 đến hết tháng 12.2020. Chương trình dự kiến sẽ thực hiện 30 chuyên đề tại 30 trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.