Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa

Hành tứ ân - Sống hiếu nghĩa

Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời ngày 5.5 năm Đinh Mão (1867) tại Cù lao Ba (huyện An Phú, tỉnh An Giang ngày nay), do ông Ngô Văn Lợi (còn có các tên khác là Ngô Viện, Cao Văn Do, Bảy Do, Năm Thiếp) sáng lập. Ông là một sĩ phu Cần Vương, tham gia khởi nghĩa ở vùng Mỹ Tho - Tiền Giang, bị giặc truy nã, ông chạy vào vùng Thất Sơn, An Giang ẩn thân. Tại đây ông Ngô Lợi tiếp thu tư tưởng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và trở thành đệ tử của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên.

	Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Nguồn: http://btgcp.gov.vn/
Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa nhiệm kỳ 2020 - 2025
Nguồn: http://btgcp.gov.vn/

Dựa trên nền tảng giáo thuyết và cách thức truyền bá của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Ngô Lợi vừa truyền đạo vừa chữa bệnh kết hợp với quá trình tập hợp nông dân khai hoang lập ấp. Trong quá trình ổn định cuộc sống của các tín đồ ở núi Tượng, ông Ngô Lợi đã cho xây chùa, miếu để thực hành nghi lễ, đẩy mạnh việc truyền đạo rộng rãi ở vùng Thất Sơn và các vùng xung quanh để thu nạp tín đồ.

Khi mới ra đời, Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa chưa có tên gọi chính thức, những người theo ông học đạo hỏi về danh xưng của đạo thì ông Ngô Lợi nói là Đạo thờ ông bà. Từ năm 1870 trở đi, tôn giáo này mới có tên gọi chính thức là “Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa”. Đến năm 2020, tại Đại hội đại biểu tín đồ lần thứ III (nhiệm kỳ 2020 - 2025), đã thống nhất đổi tên gọi tôn giáo thành “Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa” và đổi tên tổ chức tôn giáo thành “Phật hội Tứ Ân Hiếu nghĩa”.

Phật hội Tứ Ân Hiếu nghĩa có tôn chỉ hành đạo là: "Tu nhân - Học Phật". Đường hướng hành đạo là “Hành tứ ân - Sống hiếu nghĩa - Vì đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Với học thuyết học Phật - tu nhân, tôn chỉ kính thờ Phật hội Tứ Ân Hiếu nghĩa, Đức Bổn Sư Ngô Lợi dạy người tín đồ hành theo Thập nhị lệ sự (mười hai điều phải làm) đó là: Cúng kiến trời đất, cúng lễ các vị thần, thờ phượng tổ tiên ông bà, sống hiếu thảo với cha mẹ, giữ gìn phép nước, kính trọng ơn thầy, yêu mến anh em, giữ chữ tín với bạn bè, ghi chép làm rõ các tông phái trong dòng họ, sống hòa thuận với bà con làng xóm, giữ tình nghĩa vợ chồng và chăm lo giáo dục con cháu.

Phật hội Tứ Ân Hiếu nghĩa chịu ảnh hưởng rất nhiều giáo lý Phật giáo, chủ yếu ở Thiền phái Lâm Tế và Thiên Thai Tông. Có những kinh Phật giáo được đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đọc tụng như Bát Dương Kinh, Di Đà Kinh, Kim Cang Thọ Mạng Kinh, Phổ Môn Kinh...

Tín đồ đạo Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa gọi nhau là thân bằng và có tính cộng đồng, bởi quan điểm yêu thương đồng bào đã thấm nhuần trong tư tưởng của họ. Tín đồ Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở mọi độ tuổi, chỉ cần được cấp “Lòng phái” là được công nhận là tín đồ.

Theo thống kê của Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa, hiện nay có khoảng 70.000 tín đồ, sinh sống tập trung tại 16/63 tỉnh, thành phố: An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Định, Đồng Nai, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Long An, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắk Lắk.

Chính sách Dân tộc và Tôn giáo

Hợp thành khối thống nhất, vững chắc
Văn hóa - Thể thao

Hợp thành khối thống nhất, vững chắc

Qua lịch sử phát triển của đất nước, đoàn kết dân tộc, tôn giáo luôn được củng cố, tăng cường và mở rộng. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra rất nhiều thách thức, đòi hỏi cả nước hợp thành khối đại đoàn kết vững chắc, thực hiện ước nguyện vì một Việt Nam hùng cường.

Biến đổi và mai một
Văn hóa

Biến đổi và mai một

Thời gian vừa qua, tín ngưỡng truyền thống các dân tộc thiểu số bị mai một do ảnh hưởng ngày càng lớn của nhiều loại hình tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây và sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới, cùng với đó là sự biến đổi mạnh mẽ về môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Nếp sống văn hóa trong sinh hoạt đạo - đời
Văn hóa - Thể thao

Nếp sống văn hóa trong sinh hoạt đạo - đời

Thời gian qua, các giá trị văn hóa, nhân văn của tín ngưỡng, tôn giáo có tác động tích cực, làm phong phú đời sống văn hóa của người dân, góp phần quan trọng bảo tồn văn hóa truyền thống, duy trì đạo đức xã hội, hướng đến hệ giá trị mới phù hợp với đời sống hiện đại, chân - thiện - mỹ.

Khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp
Văn hóa - Thể thao

Khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp

Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập mạnh mẽ, văn hóa chịu nhiều tác động, có xu hướng biến đổi, mai một bản sắc…, việc khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo để giữ gìn, phát triển văn hóa Việt Nam thực sự cấp thiết.

Phát huy sức mạnh tổng hợp
Xã hội

Phát huy sức mạnh tổng hợp

Các tôn giáo với những cách làm hay, mô hình thiết thực đã đóng góp quan trọng vào công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ an ninh Tổ quốc; đây là nguồn lực cần tiếp tục phát huy thời gian tới.

Cuộc sống bình an để yên tâm tu đạo
Xã hội

Cuộc sống bình an để yên tâm tu đạo

Cùng sự chung tay của chức sắc, cơ sở tôn giáo và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, tại nhiều địa phương, phong trào giữ gìn an ninh trật tự đã được triển khai tích cực, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên, đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Đoàn kết vì mục tiêu chung
Xã hội

Đoàn kết vì mục tiêu chung

Những năm qua, các mô hình phát huy sự đoàn kết, hỗ trợ của các chức sắc tôn giáo người Chăm với lực lượng vũ trang của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần giữ vững an ninh, trật tự tại địa phương.

Ứng xử đúng với di sản có không gian thiêng
Văn hóa - Thể thao

Ứng xử đúng với di sản có không gian thiêng

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, không phải di sản nào cũng có thể đưa ra trình diễn và đề xuất không đưa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ra ngoài không gian tâm linh, làm mất đi tính “thiêng”, trần tục hóa tín ngưỡng, dẫn đến nhiều người hiểu sai lệch về di sản.

Cần giải pháp đồng bộ, kịp thời
Văn hóa - Thể thao

Cần giải pháp đồng bộ, kịp thời

GS.TS. Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam góp ý, những giải pháp đồng bộ, chính sách kịp thời sẽ giúp bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tránh sa vào trạng thái cực đoan: hoặc cấm đoán, quản lý quá cứng nhắc; hoặc buông lỏng, để tự do phát triển, bóp méo bản chất của di sản.