- Đến ngân hàng gửi tiết kiệm, sau một năm khách hàng mới biết "mua nhầm" bảo hiểm AIA
- Đến ngân hàng SCB gửi tiết kiệm "mua nhầm" bảo hiểm Manulife, khách hàng khởi kiện ra tòa
- Khách hàng khiếu nại bị “tư vấn sai lệch” dẫn tới "mua nhầm" bảo hiểm nhân thọ của Sun Life
- Vụ khách muốn gửi tiết kiệm nhưng “mua nhầm” bảo hiểm Sun Life: Chuyển đơn tố cáo sang Bộ Công an
- Thêm nhiều khách hàng phản ánh "mua nhầm" bảo hiểm Sun Life
- Đến ngân hàng gửi tiết kiệm, sau tư vấn, khách hàng "mua nhầm" bảo hiểm Dai-ichi
Thông tin này được ông Doãn Thanh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chia sẻ trong họp báo thường kỳ quý I của Bộ Tài chính chiều 30.3.
Ông Tuấn cho biết, sau hơn 1 tháng công bố đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của công dân về việc phân phối sản phẩm bảo hiểm qua các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính đã nhận được 178 cuộc điện thoại và 218 email của người dân.
Sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan quản lý bảo hiểm đã phân loại và xác minh thông tin phản ánh, từ đó chuyển nội dung tới các cơ quan liên quan để xử lý, hoặc gửi tới cơ quan quản lý Nhà nước để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách về kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Với những trường hợp người dân tố cáo ngân hàng, nhân viên ngân hàng gian dối trong quá trình bán bảo hiểm, gây thiệt hại, cơ quan quản lý hướng dẫn người dân làm đơn tố cáo gửi tới Cơ quan Công an để được tiếp nhận và xử lý.
Cũng theo ông Doãn Thanh Tuấn, từ cuối năm 2022 đến nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tổ chức 4 đoàn thanh tra hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng.
“Thực tế, qua thanh tra cũng phát hiện một số sai phạm nhất định liên quan lĩnh vực này”, ông Tuấn nói và cho biết cơ quan thanh tra đang hoàn thiện kết luận thanh tra và sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất.