Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?

Nếu cách đây chỉ vài tuần, hàng trăm nghìn người dân Hàn Quốc đã đổ xuống đường phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol và đòi ông từ chức thì những ngày gần đây, cũng chính họ đã phản đối việc bắt giữ ông, và tỷ lệ ủng hộ ông đã dần tăng trở lại. Điều gì đã dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục này?

Tỷ lệ ủng hộ bất ngờ đảo chiều

Quyết định gây tranh cãi của Tổng thống Yoon Suk Yeol khi ban bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2024 đã khiến hầu hết người dân, bao gồm cả những người đã bỏ phiếu cho ông, phản đối. Một số cuộc khảo sát cho thấy mức độ ủng hộ của ông đã giảm xuống mức thấp nhất là 11%.

fc5c8f3d-5215-407b-82b8-5887d1da60ea.jpg
Những người ủng hộ Tổng thống Yoon Suk Yeol tổ chức một cuộc biểu tình gần khu nhà ở của ông ở Seoul ngày 6.1. Ảnh: Choi Won-suk/Korea Times

Trong vài tháng đầu sau khi nhậm chức, thời điểm tháng 5.2022, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon Suk Yeol nhanh chóng giảm xuống dưới 40% trong hầu hết các cuộc thăm dò và kể từ đó, tỷ lệ này liên tục giảm sút.

Quyết định gây tranh cãi của ông khi ban bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2024 dường như đã định đoạt số phận của ông là một nhà lãnh đạo thất bại, bị người dân, bao gồm cả những người đã bỏ phiếu cho ông, quay lưng. Một số cuộc khảo sát vào thời điểm đó cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với ông đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 11%.

Tuy nhiên, trong một diễn biến bất ngờ, tỷ lệ ủng hộ ông hiện đang tăng trở lại, vượt qua mức trước khi ban bố thiết quân luật. Một cuộc thăm dò do KOPRA tiến hành từ ngày 3 đến ngày 4.1 cho thấy 40% số người được hỏi ủng hộ ông Yoon.

Trong một cuộc khảo sát khác do Realmeter công bố vào 6.1, Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của ông cũng nhận được sự ủng hộ tăng vọt với 34,4% ủng hộ, tăng so với mức 30,6% trong cuộc thăm dò được tiến hành một tuần trước đó.

Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ đối với Đảng Dân chủ đối lập Hàn Quốc (DPK) đã giảm nhẹ xuống còn 45,2% từ 45,8% trong cuộc thăm dò của Realmeter. Con số này đã từng tăng vọt lên 52,4% trong tuần sau khi ông Yoon áp đặt chế độ thiết quân luật.

Thất vọng với phe đối lập

Nhận định với tờ Korea Times, các chuyên gia cho rằng, những con số này chỉ ra rằng khối cử tri bảo thủ đang trở nên đoàn kết hơn, khi họ có chung sự ngờ vực đối với đảng DPK và thái độ phản cảm đối với nhà lãnh đạo đảng này, Dân biểu Lee Jae-myung, người được coi là ứng cử viên sáng giá cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo,.

“Sau khi cựu Tổng thống Park Geun-hye bị lật đổ, khối cầm quyền đã tan rã và chịu tổn thất nặng nề trong cuộc bầu cử sau đó. Nhiều người bảo thủ lo sợ rằng một kịch bản ác mộng như vậy có thể lặp lại nếu họ vẫn chia rẽ”, Lee Joon-han, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Incheon, cho biết. “Với việc DPK nắm giữ đa số ghế áp đảo trong Quốc hội, họ biết rằng tác động của quyền kiểm soát 5 năm đối với nhánh hành pháp của chính phủ sẽ đáng kể hơn nhiều, và nhiều người lo sợ hậu quả”.

Khi bà Park bị vướng vào vụ bê bối lạm dụng chức quyền và mua chuộc quyền lực của người bạn thân, bà cuối cùng bị Quốc hội luận tội vào ngày 9.12.2016. Tỷ lệ ủng hộ của bà đã giảm xuống mức thấp nhất là 4% vào thời điểm đó. Nhưng đối với nhiều người Hàn Quốc, việc Tổng thống Yoon ban bố lệnh thiết quân luật không phải sai lầm nghiêm trọng như bà Park và không phải chịu mức độ phản ứng dữ dội như vậy.

Ông Kim Sung-soo, giáo sư khoa học chính trị và ngoại giao tại Đại học Hanyang, cho biết có lẽ là do ông Yoon đã chủ động trong việc tập hợp và đoàn kết những người ủng hộ mình. “Ông Yoon đã nhiều lần tuyên bố ông không vi phạm Hiến pháp, đồng thời sẽ chiến đấu tới cùng, một thông điệp đã giúp đoàn kết những người ủng hộ ông cũng như nhiều người có quan điểm tiêu cực về DPK”, học giả này cho biết. “Trong khi một bộ phận cử tri chỉ trích quyết định của ông Yoon, thì không ít người cũng thất vọng trước những hành động gần đây của phe đối lập vì nỗ lực rõ ràng của đảng này nhằm phá vỡ hoạt động của chính phủ thông qua việc luận tội 29 quan chức cấp cao như bộ trưởng, thông qua việc cắt giảm ngân sách. Phe đối lập thậm chí luận tội tiếp Thủ tướng, người nắm quyền tổng thống và hiện đang đe dọa sẽ luận tội tiếp Bộ trưởng Tài chính, người đang giữ chức quyền tổng thống tiếp theo…”.

Theo một cuộc thăm dò do Hankook Research thực hiện theo yêu cầu của The Korea Times vào tháng trước, Chủ tịch đảng DPK Lee Jae-myung, người được cho là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới, nhận được 35% ý kiến ủng hộ. Nhưng có khả năng ông Lee sẽ bị cấm ra tranh cử chức vụ công vì ông đang phải hầu tòa vì 12 cáo buộc hình sự, bao gồm cả cáo buộc vi phạm luật bầu cử mà ông đã bị kết án cách đây hai tháng.

Theo hướng dẫn của Tòa án Tối cao, phiên tòa xét xử hành vi vi phạm luật bầu cử của ông dự kiến ​​sẽ kết thúc sau 5 tháng nữa. Nếu bản án vẫn có hiệu lực, ông sẽ bị tước quyền ứng cử vào chức vụ công trong 10 năm. Điều này có nghĩa là sự nghiệp chính trị của người đàn ông 61 tuổi này sẽ chính thức kết thúc.

Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.