Hà Nội: Xem xét số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã năm 2024

Chiều 3.11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp UBND thành phố thường kỳ tháng 11.2023.

Tại phiên họp, UBND thành phố xem xét tờ trình về kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp, số lượng cán bộ phường; cán bộ, công chức cấp xã; số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; biên chế làm việc tại các hội đặc thù; chỉ tiêu lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố Hà Nội năm 2024.

UBND thành phố cũng xem xét tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Quy định chế độ đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố Hà Nội”; tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Quy định chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội, hỗ trợ cho một nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em cần sự can thiệp khẩn cấp và trẻ em bị tai nạn, thương tích nghiêm trọng trên địa bàn thành phố”; tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Sửa đổi, bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội”.

Tập thể UBND thành phố cũng xem xét quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Điều chỉnh một số định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách của thành phố”.

Hà Nội: Xem xét số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã năm 2024 -0
Toàn cảnh phiên họp UBND thành phố Hà Nội tháng 11.2023. Ảnh: ITN

Cùng với đó, các sở, ngành báo cáo kết quả rà soát, đề xuất về việc xây dựng các báo cáo Nghị quyết bổ sung theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Thông báo số 1386-TB/TU ngày 24.10.2023.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, có ý kiến biểu quyết (qua phần mềm quản lý cuộc họp) tại hội nghị đối với: Tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Quy định nội dung, mức chi hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025”; tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Quy định nội dung mức chi đối với dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025; tờ trình về việc đề nghị thông qua nội dung Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; tờ trình về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết “Quy định giá dịch vụ đào tạo đối với 30 nghề trình độ sơ cấp áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.