Hà Nội: Bảo đảm tiến độ các dự án cải tạo mạng lưới điện

Sở Công thương Hà Nội cho biết, mặc dù thành phố đã yêu cầu ngành điện cần chủ động xây dựng các kịch bản cấp điện khác nhau, không để xảy ra thiếu điện trong những ngày nắng nóng, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời cao hơn 36 độ C. Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao dẫn đến tình trạng mất điện diện rộng trên địa bàn thành phố vào tháng 7.2022.

Phát triển lưới điện gặp một số khó khăn

Để tránh nguy cơ thiếu điện vào giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội cần quy hoạch lại mạng lưới điện như trạm biến áp, đường dây tải điện sao cho phù hợp quy hoạch vùng Thủ đô.

Về nguyên nhâncủa sự cố ngoài yếu tố phía trên cộng với một số tổ máy phát điện đầu nguồn bị sự cố, gây ra gián đoạn cung cấp điện toàn miền bắc, trong đó có thành phố Hà Nội. Trong nhiều giờ, sự cố này mới được khắc phục, ảnh hưởng đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặc dù ngành điện đã cải tạo, xây dựng, từng bước hoàn thiện mạng lưới điện nhưng kết quả chưa đạt yêu cầu.

Sự việc cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc tăng cường đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm nâng cao mức độ dự phòng của hệ thống lưới điện.

Trong năm 2022, dù ngành điện đã cải tạo, xây dựng mạng lưới điện 110kV, 220kV, 500kV, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như kỳ vọng. Hiện, tỷ lệ các dự án được khởi công mới chỉ đạt 46,67%, tỷ lệ công trình hoàn thành đạt 60,7%.

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Ðiện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) Nguyễn Quang Trung cho biết, hiện Tổng công ty vẫn chưa nhận được mặt bằng nhiều dự án, như dự án trạm biến áp 220/110kV Thanh Xuân, trạm biến áp 110kV Tây Hồ Tây và nhánh rẽ đường dây 110kV, trạm biến áp 220/110kV Ðại Mỗ và nhánh rẽ 220kV, trạm biến áp 220/110kV Phú Lương… Vì vậy, các dự án đã bị chậm tiến độ khởi công xây dựng theo kế hoạch phát triển điện lực năm 2023 của thành phố Hà Nội.

Bảo đảm tiến độ các dự án cải tạo mạng lưới điện -0
Ngành Điện nỗ lực kiểm tra, bảo dưỡng đường dây để ổn định cung cấp điện.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Ðình Thắng cho biết, năm 2022, các cơ quan, đơn vị và các chủ đầu tư công trình điện đã nỗ lực giải phóng mặt bằng các dự án, nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Tại một số địa phương như quận Nam Từ Liêm, người dân chưa đồng thuận với đơn giá bồi thường, hỗ trợ dẫn đến quá trình bàn giao mặt bằng thi công bị chậm, ảnh hưởng tiến độ chung của dự án.

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư chưa chủ động các bước chuẩn bị nên khi triển khai gặp vướng mắc dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện.

Sau khi Luật Ðầu tư số 61/2021/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021, hầu hết các công trình điện 500kV, 220kV và 110kV bao gồm cả xây dựng mới và cải tạo mở rộng đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, làm phát sinh thêm thủ tục thực hiện, gây kéo dài thời gian so với trước đây. Việc phát triển lưới điện cũng gặp một số khó khăn liên quan thỏa thuận vị trí và hướng tuyến, chưa thống nhất giữa các quy hoạch nên phải chờ điều chỉnh cục bộ.

Đẩy nhanh tiến độ thi công

Việc chậm triển khai các dự án xây dựng trạm biến áp, đường dây tải điện sẽ ảnh hưởng việc cung ứng điện cho Hà Nội. Phó Cục trưởng Cục Ðiện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) Bùi Quốc Hùng nêu rõ, việc chậm trễ triển khai xây dựng các trạm biến áp, đường dây tải điện khiến EVN Hà Nội hiện đã sử dụng hết 80% công suất cung ứng.

"Hiện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô rất cao và sẽ tăng cùng tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy, nếu việc xây dựng, đưa vào hoạt động các trạm biến áp, đường dây tải điện bị chậm trễ, rất có thể Hà Nội sẽ thiếu điện vào năm 2024-2025", ông Bùi Quốc Hùng dự báo.

Ðể bảo đảm nguồn điện cung ứng cho Hà Nội thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Ðức cho rằng, ngành điện lực nên quy hoạch lại mạng lưới điện như trạm biến áp, đường dây tải điện sao cho phù hợp quy hoạch vùng Thủ đô. Riêng với trạm biến áp 500kV, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam không nên quá chú trọng xây dựng trên địa bàn Hà Nội mà nên xây dựng tại một số tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh… để không chỉ cung ứng điện cho Hà Nội, mà còn phục vụ cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng thời giải quyết bài toán mặt bằng xây dựng.

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đề nghị Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, EVN Hà Nội huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện trọng điểm; triển khai đầu tư xây dựng theo kế hoạch của ngành điện, trong đó ưu tiên những công trình đã bị chậm tiến độ trong thời gian dài hoặc dự án tại những vị trí cấp điện cho khu vực tăng trưởng phụ tải nhanh trong thời gian gần đây.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu, thời gian tới, Sở Công thương Hà Nội phối hợp các quận, huyện giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng cho EVN Hà Nội để xây dựng trạm biến áp, đường dây truyền tải điện. Ðối với quy hoạch các trạm biến áp, EVN nên xây dựng kế hoạch đặt một số trạm tại những địa phương chung quanh Hà Nội. 

"Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống điện cần quan tâm đến quy hoạch vùng Thủ đô, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp thực tế và phù hợp quy hoạch", Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.