Hà Nội: 36 doanh nghiệp quận Ba Đình tham gia phiên giao dịch việc làm năm 2023

Ngày 19.8, UBND quận Ba Đình tổ chức phiên giao dịch việc làm với sự tham dự của người lao động, học sinh, sinh viên… có nhu cầu tìm việc làm, học nghề.

Theo đó, phiên giao dịch việc làm lưu động được tổ chức tại Trường THCS Phan Chu Trinh, số 24 phố Nguyễn Công Hoan, Phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.

Tại phiên giao dịch việc làm, đã có 36 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia với gần 2.500 chỉ tiêu có mức lương phù hợp từ 6,5 triệu đồng trở lên; tập trung vào 5 nhóm ngành nghề: kinh doanh; hàng không; xuất khẩu lao động, du học nghề; dịch vụ và sản xuất.

Phiên giao dịch cũng triển khai các hoạt động tư vấn hướng nghiệp học nghề, tư vấn các kỹ năng tìm việc làm, kỹ năng tham gia thị trường lao động, chia sẻ các thông tin liên quan đến chính sách pháp luật lao động cho người lao động nói chung cũng như lao động là bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ, các gia đình chính sách, những người đã chấp hành xong hình phạt tù và người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh việc thực hiện công tác tuyển dụng lao động, tuyển sinh học viên, tại phiên giao dịch việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho đông đảo học sinh, sinh viên; qua đó giúp các học sinh, sinh viên biết được xu hướng ngành nghề mà xã hội đang cần, lựa chọn các ngành nghề để có kế hoạch học tập, rèn luyện kỹ năng, bổ sung kiến thức phù hợp.

Phát biểu tại phiên giao dịch, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm cho biết, xác định rõ tầm quan trọng của công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, thời gian qua, Quận ủy, HĐND, UBND quận Ba Đình đã lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng, UBND các phường tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử, bản tin nội bộ quận, hệ thống truyền thanh cơ sở; tổ chức điều tra cập nhật biến động cung - cầu lao động; cho vay vốn tín dụng ưu đãi...

Phát biểu tại phiên giao dịch tuyển dụng việc làm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Tây Nam cho biết, tính đến hết 7 tháng của năm 2023, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 132,8 nghìn lao động, đạt 81,9% kế hoạch năm và bằng 96,7% cùng kỳ năm 2022.

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đánh giá, phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình là cơ hội thuận lợi cho người lao động, đặc biệt là các thanh niên, sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với các nhà tuyển dụng để lựa chọn công việc phù hợp; được tham gia tư vấn việc làm, tư vấn hướng nghiệp, chính sách pháp luật và cung cấp thông tin về thị trường lao động.

Những việc làm được nhà tuyển dụng cần tại phiên giao dịch gồm có: Nhóm ngành nghề kinh doanh (Kinh doanh bán lẻ và dịch vụ; Nhân viên kinh doanh; Kinh doanh bất động sản; Nhân viên kinh doanh bán buôn, bán lẻ Thương mại dịch vụ về ngành nghề viễn thông, truyền hình.); Nhóm ngành nghề hàng không (Nhân viên an ninh hàng không, kỹ thuật hàng không, nhân viên chất xếp hành lý tại sân bay. Bảo hiểm Prudential); Nhóm ngành nghề xuất khẩu Lao động; Du học nghề; Nhóm ngành nghề dịch vụ; Dịch vụ Logistics (nhân viên phân loại hàng hoá, điều phối trạm giao nhận, trợ lý trạm giao nhận, điều phối xe tải.);…

Tổng số nhu cầu uyển dụng gần 2500 chỉ tiêu với nhu cầu tuyển dụng trình độ Đại học, cao đẳng trên 700 chỉ tiêu; nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông trên 630 chỉ tiêu..

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…