Thái Nguyên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Góp phần ổn định đời sống người dân vùng khó

Năm 2023, bám sát các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện hiệu quả các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719). Qua đó, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Nỗ lực thực hiện các dự án di dời

Trong số 10 dự án thuộc Chương trình 1719, Dự án 2 về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm triển khai. Việc bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án ổn định dân cư tập trung tại các vùng có nguy cơ thiên tai cao cho thấy nguyên tắc ưu tiên đầu tư tại các địa bàn trọng điểm của tỉnh. Các dự án này là bức thiết, giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân. Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai hiệu quả chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tạo hiệu quả rõ nét trong triển khai thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn
Năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tạo hiệu quả rõ nét trong triển khai thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn

Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tổng số dự án ổn định dân cư tập trung thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là 3 dự án với tổng kinh phí là 78,6 tỷ đồng, bao gồm: Dự án xóm Tân Kim, xã Thần Sa (Võ Nhai); Dự án xóm Bản Tèn, xóm Liên Phương, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ). Đến nay, UBND huyện Võ Nhai đã rà soát đối tượng để xây dựng dự án, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1/500 xin ý kiến các sở, ngành; hiện đang xây dựng báo cáo kinh tế - kỹ thuật; UBND huyện Đồng Hỷ đã rà soát đối tượng để xây dựng dự án, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1/500, đến nay đã phê duyệt Quy hoạch chung xã Văn Lăng và phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tái định cư tập trung. Hiện, 2 dự án đã có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổ chức lựa chọn nhà thầu trong tháng 12.2023.

Bản Tèn là xóm đặc biệt khó khăn của xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. Toàn xóm có 141 hộ dân, với gần 600 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông. Do thiếu quỹ đất ở nên nhiều năm qua, Bản Tèn có 30 hộ đồng bào phải làm nhà ở những nơi cheo leo, hiểm trở, có những hộ phải sinh sống cạnh bờ suối. Mùa khô thì đi lại rất khó khăn, còn vào mùa mưa thì lũ ống, lũ quét luôn là mối đe dọa lớn đến tính mạng, tài sản của bà con. Còn 84 hộ đồng bào dân tộc Dao ở xóm Tân Kim, xã Thần Sa (huyện Võ Nhai) luôn nơm nớp nỗi lo thiên tai. Bởi, nhiều năm qua, phần lớn hộ dân đều phải làm nhà ở ven suối. Những ngày mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, nước từ hai dãy núi cao chảy xuống, dòng suối dâng cao, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét luôn hiện hữu ở Tân Kim. Do đó, có một nơi ở ổn định và an toàn là mong muốn rất lớn của người dân nơi đây. 

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phan Đức Cường, năm 2023, bên cạnh nỗ lực thực hiện các dự án di dời, ổn định nơi ở cho người dân, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất; tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu, các công trình dân sinh nhằm bảo đảm những điều kiện sống thiết yếu và hỗ trợ người dân vươn lên trong phát triển kinh tế. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% xóm thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 100% xóm có điện lưới quốc gia; trên 96% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Dự ước năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 2,01%; giảm 5 xã đặc biệt khó khăn.

Quyết tâm khắc phục khó khăn

Mặc dù Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những hiệu quả rõ nét, song Trưởng Ban Dân tộc Phan Đức Cường cũng cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều khó khăn, hạn chế: việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, giải quyết trả lời của Trung ương; tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình còn chậm, kết quả giải ngân vốn chưa cao; tổ chức quản lý, điều hành từ tỉnh đến cơ sở đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, đặc biệt là cấp cơ sở (xã, thôn, bản) năng lực, trình độ, kinh nghiệm cũng như lực lượng cán bộ thực hiện còn rất hạn chế nên việc triển khai thực hiện các chính sách, nội dung hỗ trợ còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng và kết quả thực hiện chương trình...

Trên tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, hạn chế, nỗ lực thực hiện tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra với mong muốn đem lại cuộc sống tốt hơn cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai chương trình năm 2024. Theo đó, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn được giao năm 2024; phối hợp nắm bắt, khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số; chủ động nắm bắt tình hình các địa bàn nhạy cảm về an ninh trật tự không để xảy ra các điểm "nóng", phức tạp.

Bên cạnh đó, tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh tới cơ sở tinh thông nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu năm 2024 và cả giai đoạn 2021 - 2025.

Địa phương

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình
Địa phương

Hà Giang sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão lũ

Bão số 3 với sức tàn phá khủng khiếp đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có Hà Giang. Tỉnh đang huy động toàn bộ lực lượng nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm không để người dân bị đói, rét. Đồng thời, tập trung rà soát để có biện pháp di dời các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn...

Ngành NN - PTNT thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị kiểm tra an toàn thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn
Địa phương

Hà Nội bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn

Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế tham quan nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của TP. Hà Nội rất lớn; để bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường, thành phố thường xuyên triển khai các biện pháp, nhất là trong thời điểm dịch bệnh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…