Gỡ khó chính sách, tạo đà bứt phá

Các địa phương cho rằng, những khó khăn về mặt chính sách nếu sớm được tháo gỡ sẽ tạo đà bứt phá mạnh mẽ cho hoạt động khuyến công thời gian tới.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nam Hoàng Chí Dũng:
Nâng mức hỗ trợ cho cơ sở công nghiệp nông thôn

Thời gian qua, các đề án khuyến công đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư mua máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, giúp ổn định sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai công tác khuyến công vẫn gặp một số khó khăn, hạn chế. 

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nam Hoàng Chí Dũng. Ảnh: Hạnh Nhung

Để hoạt động khuyến công ngày càng phát huy tốt hiệu quả, đề nghị Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tiếp tục quan tâm tăng cường hỗ trợ nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công quốc gia để các địa phương hỗ trợ ngày càng nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất. 

Ngoài ra, Bộ Công Thương hàng năm phê duyệt và triển khai sớm kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia cho các địa phương. Vì hiện nay, các doanh nghiệp thường nhập máy móc từ nước ngoài, quy trình thủ tục mất nhiều thời gian, nên nếu kế hoạch kinh phí thông báo và triển khai sớm sẽ giúp các địa phương triển khai thuận lợi, hiệu quả hơn. 

Cục Công Thương địa phương tham mưu Bộ Công Thương đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 28/2018/TT-BTC hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công theo hướng nâng mức hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Thực tế, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mua các máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại với giá trị lớn. Mức hỗ trợ theo quy định từ năm 2018 là không quá 300 triệu đồng. Có thể điều chỉnh theo hướng: nếu tổng mức đầu tư không quá 1 tỷ đồng thì hỗ trợ không quá 300 triệu đồng; trên 1 tỷ đồng thì hỗ trợ không quá 500 triệu đồng sẽ phù hợp hơn. 

Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn Nguyễn Tiến Cương:
Cụ thể hóa nội dung đấu thầu

Kinh phí khuyến công đã phát huy tốt vai trò "vốn mồi", khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn có một số vướng mắc về nguồn vốn, năng lực quản trị... 

Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Kạn Nguyễn Tiến Cương. Ảnh: Hạnh Nhung

Để khắc phục khó khăn, Sở Công Thương Bắc Kạn sẽ tăng cường và đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, cung cấp kịp thời thông tin về chính sách trong hoạt động khuyến công. Thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở công nghiệp nông thôn nhằm hoàn thành kế hoạch khuyến công đúng tiến độ. Tích cực, chủ động hỗ trợ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở công nghiệp nông thôn kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tập trung xây dựng các đề án nhóm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh… 

Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 45/2012/ND-CP về khuyến công. Theo đó, Bộ Công Thương cụ thể hóa về nội dung đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá hỗ trợ máy móc thiết bị đề nghị hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí khuyến công nhằm phù hợp với quy định Luật Đấu thầu. 

Đồng thời, đề nghị bổ sung tại Khoản 4, Điều 14 trường hợp kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương do ngân sách cấp nếu chưa sử dụng hết trong năm kế hoạch được chuyển sang năm sau "được sử dụng hóa đơn tài chính năm liền kề của năm thực hiện đề án". Xem xét nâng mức kinh phí hỗ trợ khuyến công như nội dung đề án "mô hình trình diễn", "hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị”. Ban hành văn bản hướng dẫn xếp hạng đối với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành công thương. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công thương để địa phương có cơ sở thực hiện. 

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hải Dương Nguyễn Quốc Việt:
Sửa đổi chính sách để phù hợp thực tiễn

Qua 12 năm thực hiện Nghị định số 45/NĐ-CP về khuyến công, hoạt động khuyến công của tỉnh là đòn bẩy giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển tích cực. Tuy nhiên, Nghị định số 45 có một số nội dung không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Thông tư số 28/2018/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quy định một số mức chi hỗ trợ còn rất thấp, không phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, hai văn bản này cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Giám đốc Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hải Dương Nguyễn Quốc Việt. Ảnh:Hạnh Nhung

Đồng thời, Bộ Công Thương cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Khuyến công các tỉnh để thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng giữ nguyên các Trung tâm Khuyến công trực thuộc Sở Công Thương có bổ sung các nhiệm vụ về quản lý các doanh nghiệp ngoài khu cụm công nghiệp cũng như mở rộng các dịch vụ hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. 

Thời gian tới, tỉnh Hải Dương sẽ tập trung đẩy mạnh và đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm truyền thông về cơ chế, chính sách và những điển hình trong các hoạt động khuyến công. Tham mưu, đề xuất hình thành được mạng lưới cộng tác viên khuyến công, ít nhất là cấp huyện...

Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh
Kinh tế

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh

Trong khuôn khổ “Diễn đàn và Triển lãm về Kinh tế Xanh (GEFE) 2024” do Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức từ ngày 21 – 23.9, Nestlé Việt Nam đã chia sẻ kết quả của chương trình NESCAFÉ Plan, sáng kiến góp phần thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh, tăng sinh kế cho người nông dân, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần tái tạo tương lai xanh.

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Kinh tế

Phân cấp thủ tục hành chính phải gắn với rút ngắn thời gian thực hiện

Góp ý Dự thảo Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025 - 2030, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung nội dung: phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, các phương án cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục phải thực chất, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả của các giải pháp.

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...