Giáo dục giới tính càng sớm càng tốt

(ĐBNDO) - Giáo dục giới tính càng sớm càng tốt và phải bắt đầu từ gia đình. Gia đình là điểm xuất phát, sau đó là kỹ năng cho các thầy cô giáo, phải thực hiện từng bước, một cách mềm mỏng, có khoa học. Đây là chia sẻ của Phó giám đốc (PGĐ) Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo vì sự phát triển cộng đồng Nguyễn Trọng An với Phóng viên Báo Điện tử Đại biểu nhân dân về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em Việt Nam.

- Những năm gần đây, giáo dục giới tính là chủ đề đã được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam, tuy nhiên chủ đề này vẫn bị coi là nhạy cảm. Theo ông, nên bắt đầu giáo dục giới tính cho trẻ em từ độ tuổi nào là phù hợp?

PGĐ Nguyễn Trọng An: Theo tôi, giáo dục giới tính phải càng sớm càng tốt, phải đưa vào giáo dục ngay từ độ tuổi mầm non, từ nhẹ đến mạnh dần, từ ít đến nhiều. Đầu tiên phải từ gia đình, các bậc cha mẹ giáo dục giới tính cho con cái thông qua hướng dẫn trong gia đình, thông qua những con vật, rồi đến lúc lớn dần lên với vấn đề giống đực giống cái, vấn đề giao phối, vấn đề sinh con… Hệ thống giáo dục của ta đã tranh cãi rất nhiều và kết quả là đã đưa giáo dục giới tính vào từ năm lớp 5, nhưng như vậy vẫn là muộn. Theo tôi, nên bắt đầu giáo dục giới tính cho trẻ em càng sớm càng tốt và phải bắt đầu từ gia đình.

PGĐ Nguyễn Trọng An Ảnh: Lan Chi
PGĐ Nguyễn Trọng AnẢnh: Lan Chi

- Việc thiếu kiến thức và kỹ năng về giới tính cũng như tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục trong giới trẻ hiện nay đã đẩy vị trí xếp hạng của Việt Nam lên số 1 Đông Nam Á và số 5 Thế giới về tỷ lệ nạo phá thai. Đáng báo động hơn nữa là tỷ lệ này tập trung cao ở độ tuổi 15 - 24. Ông đánh giá như thế nào trước thực trạng này?

 Muốn giáo dục giới tính trong nhà trường bảo đảm kết quả thì trước hết phải có hệ thống hỗ trợ kiến thức cho các bậc cha mẹ trong gia đình. Gia đình mới là điểm xuất phát, sau đó là kỹ năng cho các thầy cô giáo. Phải thực hiện từng bước, một cách mềm mỏng, có khoa học. Thứ hai là hệ thống truyền thông, báo chí tuyên truyền, phải bảo đảm sự hài hòa, nếu không trẻ nhỏ sẽ bị tò mò.

PGĐ Nguyễn Trọng An: Số liệu thống kê Việt Nam đứng thứ 5 Thế giới về nạo phá thai ở vị thành niên là đúng. Giáo dục giới tính chậm hoặc các vấn đề về giáo dục tình dục, giới tính của Việt Nam chỉ là một trong những nguyên nhân. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân. Theo tôi, nguyên nhân chính là vấn đề giám sát độc lập quyền trẻ em, giáo dục gia đình, vấn đề gia phong, mỹ tục. Giáo dục nhà trường thì không đi sâu vào vấn đề tình dục giới tính mà cứ đi loanh quanh. Thực tế hiện nay cho thấy, giáo dục giới tính đã đưa vào từ năm lớp 5 nhưng đến lớp 7, lớp 8 học sinh hỏi cô giáo về vấn đề này cô giáo vẫn “đỏ mặt tía tai”, không giải thích rõ ràng, hời hợt và không đi vào cụ thể. Một vấn đề nữa là vấn đề quản lý giám sát của ngành y tế trong lĩnh vực hướng dẫn về tình dục an toàn, quản lý về vấn đề nạo phá thai chui, quản lý về hành nghề y...

- Ông có cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa giáo dục giới tính là nội dung bắt buộc ở bậc học phổ thông và phải là một quá trình liên tục và tổng thể?

PGĐ Nguyễn Trọng An: Theo tôi điều này rất cần thiết, tôi cũng đã đề nghị vấn đề này từ rất lâu, nhưng hiện tại là Bộ Giáo dục và Đào tạo có chính sách giáo dục đi lệch hoàn toàn so với thế giới. Bản thân tôi cũng đã được học ở các nước tư bản rất nhiều và tôi thấy cách giáo dục của ta khác hẳn. Ngay tại nước ta, những trường Quốc tế do chính nước ngoài triển khai và liên doanh với Việt Nam dạy con em người Việt với người nước ngoài đều có cách giáo dục khác. Nền giáo dục của ta quá nặng về nhồi nhét, chúng ta chưa hiểu rằng trẻ em phát triển cả tinh thần, trí tuệ, thể chất và xã hội mới khỏe mạnh được. Do đó, nếu muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục giới tính vào chương trình phải cân đối lại và giảm hẳn các vấn đề nhồi nhét cho trẻ em, đưa các vấn đề về văn, hóa, toán, lý thật hài hòa theo lứa tuổi. Riêng giáo dục giới tính phải đưa vào rất sớm và phải có kỹ năng giáo dục phù hợp với trẻ em chứ không phải sử dụng những diễn thuyết hay những phương pháp cứng nhắc, điều đó sẽ không hấp thụ được và cuối cùng trở thành phản hồi ngược, như trước kia hay nói là “vẽ đường cho hươu chạy". Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy, ngành giáo dục phải cải tổ hoàn toàn nếu như đưa thêm bộ môn Giáo dục giới tính này vào. Nhưng tôi vẫn khuyến nghị rằng phải đưa vào sớm.

Ảnh minh họa: Duy Thông
Ảnh minh họa: Duy Thông

- Nhiều nước trên thế giới, đơn cử như Thụy Điển, năm 1966 đã chính thức đưa Giáo dục phòng tránh thai và nhiều hoạt động khác về giáo dục giới tính lên truyền hình, phá vỡ sự ngại ngùng cho phụ huynh khi trò chuyện với con em về vấn đề này. Ông đánh giá như thế nào về việc này và Việt Nam có nên học tập theo kinh nghiệm này không?

PGĐ Nguyễn Trọng An: Theo tôi, Việt Nam trước mắt cứ học tập các nước xung quanh ở vùng châu Á hay 10 nước ASEAN. Các nước ASEAN có Singapore, Thái Lan là 2 nước phù hợp với nước ta vì theo đạo Phật, còn một số nước như Malaysia hay Indonesia họ theo đạo Hồi nên giáo dục của họ hơi khác. Nhưng dù sao họ cũng có những quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề sinh hoạt tình dục. Các nước này có các chương trình giáo dục rất cụ thể về vấn đề giới tính, tình dục, sinh hoạt tình dục, tình dục an toàn, phòng tránh thai. Theo tôi, song song vấn đề giáo dục là phải có sự giám sát chặt chẽ về luật pháp, vấn đề y tế rồi các vấn đề khác.

- Xin cảm ơn ông!

Giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản

Ngày 26.11, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Mộc bản - Di sản và công nghệ”, quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đưa ra các giải pháp bảo tồn Mộc bản và khai thác giá trị của nó trong phát triển du lịch và văn hóa.

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được
Giáo dục

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).