Phát triển đại học theo định hướng đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu

PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho rằng, sự phát triển của đại học theo định hướng đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu nói chung trên toàn thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam

Trường Đại học Ngoại thương vừa phối hợp cùng Câu lạc bộ các nhà kinh tế, Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp của Bộ KH&CN, Viện kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Từ đại học đổi mới sáng tạo tới doanh nghiệp khởi nghiệp”.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện một số cơ quan quản lý Nhà nước về thuế và đầu tư nước ngoài, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, một số tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu và nhiều nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Phát triển đại học theo định hướng đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu -0
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trong bối cảnh đổi mới, sáng tạo trở thành động lực cốt lõi quyết định năng lực cạnh tranh của các quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp. Sự phát triển của đại học theo định hướng đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu nói chung trên toàn thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam.

Cùng với những tiến bộ vượt bậc và với xếp hạng cao về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, các đại học theo định hướng đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam, đặc biệt khi hệ sinh thái này được kết nối quốc tế. 

Theo PGS Tuấn, Trường Đại học Ngoại thương đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040, trong đó xác định tầm nhìn trở thành một đại học đổi mới sáng tạo, nằm trong nhóm các đại học hàng đầu Châu Á. Trong những năm qua, nhà trường đã thực thi nhiều cơ chế và chính sách mới để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Với dự án “Nhà giáo dục truyền cảm hứng sáng tạo”, Trường Đại học Ngoại thương đặt ra mục tiêu, mỗi viên chức trong nhà trường là một người dám sáng tạo, một hạt nhân truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo cho người học và cho cộng đồng. Tư duy và hành động đổi mới sáng tạo được lan tỏa tới từng đơn vị, từng viên chức và từng người học thông qua các khóa huấn luyện, đào tạo, dự án, kế hoạch đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, hệ sinh thái khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương được đánh giá là hàng đầu trong các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.

Phát triển đại học theo định hướng đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu -0
Toàn cảnh Hội thảo

“Sự thành công của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp do sinh viên nhà trường làm chủ và được ươm tạo, nuôi dưỡng bởi nhà trường là minh chứng rõ nét cho kết quả của quá trình phát triển đại học đổi mới sáng tạo”, PGS Tuấn nói.

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho hay, Hội thảo “Từ đại học đổi mới sáng tạo tới doanh nghiệp khởi nghiệp” được tổ chức với mong muốn trở thành diễn đàn mở để các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức giáo dục đại học cùng các doanh nghiệp trao đổi những giải pháp, ý tưởng đột phá.

Từ đó, khơi nguồn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển đại học đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên.

4 diễn giả trình bày tham luận tại Hội thảo gồm: PGS.TSKH Nguyễn Văn Minh - Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương; ông Từ Minh Hiệu - Phó trưởng phòng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ, Bộ KH&CN;

Ông Đặng Đức Thành - Chủ tịch CLB Các nhà kinh tế, Ủy viên BCH Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Tập đoàn Green+; PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. 

Phát triển đại học theo định hướng đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu -0
PGS.TSKH Nguyễn Văn Minh - Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương trình bày tham luận tại Hội thảo

Các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục cùng đại diện các doanh nghiệp đã trao đổi sôi nổi về việc triển khai chương trình đổi mới sáng tạo thực chất và hiệu quả tại trường đại học, bài học từ mô hình đổi mới sáng tạo tại các trường đại học lớn trên thế giới; cũng như ươm mầm các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. 

Được biết, năm 2021, Trường Đại học Ngoại thương đã xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040, trong đó xác định tầm nhìn trở thành một đại học đổi mới sáng tạo, nằm trong nhóm các đại học hàng đầu Châu Á.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, nhà trường tập trung phát huy tự chủ đại học, đổi mới quản trị đại học và chuyển đổi số, phát triển đội ngũ và nâng cao năng lực nghiên cứu; Thành lập phân hiệu, doanh nghiệp và viện nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện thành lập các trường thành viên; Phát triển ngành đào tạo mới, tăng cường cơ sở vật chất, củng cố nền tảng và phát triển vùng lõi của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Cải thiện các tiêu chí xếp hạng quốc tế.

Giai đoạn 2026 - 2030, nhà trường sẽ phát triển các ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực mới, liên ngành; Thành lập các trường thành viên, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản trị đại học; Hoàn thành các dự án mở rộng khuôn viên; Phát triển các hoạt động nghiên cứu mũi nhọn;

Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, chuyển giao tri thức, trở thành điển hình của đại học đổi mới sáng tạo trong khối ngành kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam; Được xếp hạng trong nhóm 300 đại học hàng đầu châu Á vào năm 2030.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,… 

Các tính điểm trúng tuyển đại học năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi (Ảnh: Quốc Việt)
Giáo dục

Nhiều địa phương lúng túng trong triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai; sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm hoang mang, lo lắng.

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.