Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Báo Đại biểu Nhân dân
Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.
Năm 2025, đầu tư 100 tỉ đồng vào các hướng nghiên cứu ưu tiên
Điểm lại kết quả của phiên đối thoại lần thứ ba năm 2024 được tổ chức vào tháng 12.2024, Trưởng ban Khoa học & Đổi mới sáng tạo Trần Thị Thanh Tú cho biết, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) công bố hơn 2.000 bài báo trên hệ thống WoS/Scopus, tăng 16% so với năm 2023.
Trong đó, có 1.267 bài thuộc nhóm Q1, Q2, chiếm 70% tổng số bài báo quốc tế. Một số đơn vị có sự tăng trưởng nhanh về công bố quốc tế.
Chính sách hỗ trợ tài chính cho cán bộ khoa học xuất sắc của ĐHQGHN đã thu hút 50 cán bộ với 208 công trình vượt trội, gồm 144 bài báo (2 bài thuộc Top 1%, 19 bài Top 5%, 64 bài Q1, 59 bài Q2) và 64 đơn sở hữu trí tuệ.
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 03/NQ-CP của Chính phủ, ĐHQGHN đã thành lập Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo (VNU-TIP) theo Quyết định số 189/QĐ-ĐHQGHN. Mô hình này nhằm tập trung nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và với doanh nghiệp, hướng đến đầu tư phát triển công nghệ lõi.
Toàn cảnh buổi đối thoại
Năm 2025, ĐHQGHN dự kiến đầu tư 100 tỉ đồng vào các hướng nghiên cứu ưu tiên như: AI & IoT, công nghệ bán dẫn, sinh học nông nghiệp & y tế, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ môi trường, hóa học, vật liệu tiên tiến, năng lượng và lượng tử. Đồng thời, phát triển mới 5 viện nghiên cứu gồm: Viện Trí tuệ nhân tạo, Viện Công nghệ bán dẫn, Viện Tế bào gốc, Viện Công nghệ môi trường và Viện Nghiên cứu lượng tử, hướng tới trở thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc.
Cùng với đó, ĐHQGHN cũng đang đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng với tổng diện tích 22,9 ha tại khu nghiên cứu liên ngành, nhằm hình thành tổ hợp nghiên cứu công nghệ cao, phục vụ phát triển các sản phẩm KH&CN có tính ứng dụng và thương mại hoá cao.
3 yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ
Phát biểu tại buổi đối thoại, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân nhấn mạnh ba yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 57.
Giám đốc ĐHQGHN cho rằng, việc xác định đề bài nghiên cứu là thách thức lớn nhất, đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ giữa nhà khoa học, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nhu cầu xã hội, đồng thời phải chứng minh được giá trị thực tiễn và khả năng chuyển giao.
Giám đốc ĐHQGHN GS.TS Lê Quân chia sẻ về 3 yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ
Về nguồn lực, Giám đốc Lê Quân cho biết bên cạnh ngân sách nhà nước, cần huy động thêm từ địa phương và doanh nghiệp. Giám đốc Lê Quân chia sẻ mô hình hợp tác công tư trong đó doanh nghiệp đặt trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D) tại ĐHQGHN tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm có khả năng chuyển giao cao.
Giám đốc ĐHQGHN cũng nhấn mạnh vai trò của cơ chế thông thoáng, minh bạch trong khoa học công nghệ và loại bỏ các cơ chế "xin cho", tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học tiếp cận nguồn lực và triển khai nghiên cứu. Giám đốc cũng bày tỏ hy vọng về việc thành lập quỹ khoa học công nghệ của ĐHQGHN để chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn lực cho các chương trình nghiên cứu dài hạn; đồng thời thúc đẩy môi trường nghiên cứu tại Công viên Công nghệ cao ĐHQGHN – nơi tạo điều kiện cho nhà khoa học dẫn dắt các nhóm nghiên cứu, được hỗ trợ toàn diện và kết nối với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin
Tại buổi đối thoại, các nhà khoa học tập trung thảo luận về các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo tại ĐHQGHN, trong đó nhấn mạnh vai trò của khoa học cơ bản, trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số.
PGS.TS Trần Quốc Bình – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đề xuất cần chủ động xây dựng cơ chế riêng cho khoa học cơ bản, lồng ghép lợi thế của ĐHQGHN và kiến nghị với Bộ KH&CN. Với nghiên cứu ứng dụng, ông nhấn mạnh việc đầu tư đồng bộ cho các xưởng thực hành, thu hút kỹ sư giàu kinh nghiệm và liên kết doanh nghiệp để hiện thực hóa ý tưởng của nhà khoa học. Ông cũng gợi mở hướng nghiên cứu về năng lượng hạt nhân – lĩnh vực còn nhiều tiềm năng tại Việt Nam PGS.TS Vũ Thị Thơm, Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN chia sẻ những khó khăn trong nghiên cứu khoa học hiện nay do nguồn lực hạn chế, cơ chế tài chính bất cập và thiếu gắn kết với thực tiễn. Bà cho rằng nhiều đề tài xuất phát từ đam mê cá nhân và chuyên môn của nhà khoa học, tuy nhiên vẫn còn những nghiên cứu khả năng ứng dụng thực tiễn còn yếu. PGS.TS Vũ Thị Thơm cũng chỉ ra những vướng mắc trong cơ chế tài chính gây ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm và đề xuất cần điều chỉnh các chính sách linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho đội ngũ nghiên cứu và giảng viên được phát triển chuyên môn một cách bền vững, thúc đẩy nghiên cứu gắn với đời sống và nhu cầu xã hội TS. Phạm Tiến Đức, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đánh giá cao tác động tích cực của chính sách hỗ trợ công bố vượt trội được triển khai thí điểm từ năm 2024 tới các nhà khoa học trẻ và đề nghị tiếp tục triển khai trong các năm tới. Ông cũng đề xuất ĐHQGHN tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ học bổng cho người học ở bậc sau đại học như thạc sĩ, nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ, nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học hợp tác quốc tế và phát triển nghiên cứu chuyên sâu
Trao đổi lại ý kiến nhà khoa học liên quan đến chính sách hỗ trợ công bố vượt trội, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cho biết, sau thời gian thí điểm, ĐHQGHN sẽ tổng kết, lấy ý kiến từ các nhà quản lý, nhà khoa học để đánh giá hiệu quả, từ đó quyết định có tiếp tục triển khai hay cần điều chỉnh, bổ sung. Về học bổng đối với nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau tiến sĩ, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn cho rằng cần đa dạng hóa nguồn hỗ trợ, đưa kinh phí hỗ trợ thực tập sinh sau tiến sĩ vào ngân sách dành cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Phó Giám đốc Đào Thanh Trường cho biết, ĐHQGHN đang đẩy mạnh gắn kết nghiên cứu và đào tạo, nhất là bậc sau đại học. ĐHQGHN đang xây dựng Quy chế đào tạo tiến sĩ theo hướng đột phá với nhiều đổi mới như rút ngắn thời gian đào tạo, tăng cường thực tập trong và ngoài nước cùng các chính sách tài chính thuận lợi nhờ Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15 mới ban hành.
Đề xuất ưu tiên cấp đề tài cho nhà khoa học nữ dưới 45 tuổi được Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đánh giá có tính khả thi. Các quy định liên quan đến độ tuổi được đề xuất điều chỉnh linh hoạt hơn, đặc biệt với đề tài nhỏ và các nhóm nghiên cứu mạnh. Đồng thời, cần ưu tiên kinh phí cho nghiên cứu cơ bản và tháo gỡ vướng mắc trong triển khai đề tài mới.
Các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn
Về hợp tác quốc tế, ĐHQGHN đang mở rộng liên kết với các đại học lớn như: ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), ĐHQG Quan hệ Quốc tế Moskva - MGIMO (Nga) trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, truyền thông, marketing, quản trị kinh doanh. Nhiều chương trình học bổng và hợp tác nghiên cứu đang được triển khai, nhất là trong các ngành liên ngành mới như truyền thông lượng tử, an ninh mạng…
Cùng với đó, các nhà khoa học trao đổi nhiều vấn đề then chốt liên quan đến phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cơ chế tài chính và hợp tác với doanh nghiệp tại ĐHQGHN. Trong đó, Nghị quyết 57-NQ/TW được đánh giá là một bước tiến quan trọng với tiềm năng mở rộng nguồn lực và cơ chế linh hoạt hơn cho hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng cần mở rộng chính sách mời chuyên gia quốc tế về tham gia xây dựng chiến lược và hội đồng khoa học, thay vì chỉ đưa nhà khoa học trẻ ra nước ngoài.
Các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.
Trong lĩnh vực hợp tác doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ, mô hình đầu mối kết nối như Câu lạc bộ Nhà khoa học ĐHQGHN được đề xuất nhằm tăng đối thoại giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, từ đó xác định rõ các nhu cầu thực tiễn để phát triển đề tài có tính ứng dụng. Việc thành lập các đơn vị trung gian có hiểu biết cả hai phía - khoa học và doanh nghiệp - được cho là cần thiết để tăng hiệu quả kết nối và chuyển giao. Dù thị trường khoa học công nghệ trong nước còn manh mún, Nghị quyết 57-NQ/TW được kỳ vọng sẽ tạo cú hích thúc đẩy hợp tác công - tư, cũng như đổi mới mô hình đầu tư giữa ĐHQGHN và khu vực tư nhân.
Trong khuôn khổ chương trình, GS.TS Lê Quân đã trao quyết định cử PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó Giám đốc ĐHQGHN kiêm giữ chức danh Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Nhà khoa học ĐHQGHN và ra mắt Ban Điều hành CLB Nhà khoa học với 21 thành viên, GS.TS Trần Thị Thanh Tú - Trưởng ban Khoa học và Đổi mới sáng tạo giữ vị trí Trưởng ban Điều hành.
Ra mắt Ban Điều hành CLB Nhà khoa học với 21 thành viên
Cũng tại chương trình đối thoại, ĐHQGHN đã ra mắt chuyên trang Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - kênh thông tin về các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN.
Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.
Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên.
Bộ GD-ĐT cho biết ngày 25.4 đã nhận được thông tin về kết quả chính thức của đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2. Theo đó, đoàn có 6 học sinh dự thi, kết quả cả 6/6 em đều đoạt huy chương Vàng.
Năm 2025, Trường Đại học Hà Nội giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển nhưng có một số điểm mới nổi bật như nhân đôi điểm môn ngoại ngữ; thống nhất một mức điểm trúng tuyển; mở rộng tổ hợp xét tuyển ở một số ngành và chương trình đào tạo;....
Những ngày này, khuôn viên nhiều trường học ở TP. Hồ Chí Minh rợp sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng, khoác lên mình "chiếc áo đặc biệt" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).
Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.
Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.
Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025, do Samsung Việt Nam tổ chức, thu hút gần 3.000 sinh viên tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tham gia, khám phá, trải nghiệm công nghệ và định hướng nghề nghiệp trong kỷ nguyên số.
Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.
Với bài luận "Trân trọng điều không hoàn hảo trong mỗi người", Phạm Gia Nguyên xuất sắc trúng tuyển Đại học Columbia thuộc khối Ivy League - thuộc nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Mỹ.
Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.
Trường Đại học Y Hà Nội vừa ban hành quy định về trang phục cho sinh viên nhà trường, trong đó cấm sinh viên mặc quần, váy ngắn lộ đầu gối, quần/váy cạp trễ, quần jean rách đầu gối, rách đùi và gấu; áo trễ cổ, áo sát nách, áo ngắn ngang thắt lưng quần,...
Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".
Ngày 24.4, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải công bố Tạp chí Journal of Science and Transport Technology (JSTT) chính thức gia nhập cơ sở dữ liệu Scopus. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh ở hơn 120 trường phổ thông về sự hài lòng đối với chất lượng giáo dục trong các trường công lập.
Ngày 23.4, tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Tài năng tin học trẻ quốc tế” và “Đấu trường toán học và tiếng Anh” năm học 2024-2025.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.