Tương lai nào cho trẻ tự kỷ ?

Chiều 28.3, Báo Nhân Dân tổ chức tọa đàm “Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?” . Chương trình hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (2.4).

Xã hội cần song hành với gia đình có trẻ tự kỷ‌

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2019, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, trong đó ước tính có khoảng 1 triệu người mắc rối loạn phổ tự kỷ.

z6451635267242-ef39d8871925663afbd4bc429b1442f7.jpg
z6451635372395-e0704954a344c03c8af82a98fa85d78c.jpg
z6451635372464-f2b9913618089f45ffb3793e30318deb.jpg
Phần trình diễn văn nghệ của trẻ tự kỷ tại tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?"

Tỷ lệ trẻ tự kỷ gia tăng đáng kể trong 15 năm trở lại đây, trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Thống kê cho thấy, cứ 100 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, chiếm khoảng 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường.

z6451635426514-5ff311b7eb66fcddf517fa8a3577854a.jpg
Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phan Văn Hùng phát biểu khai mạc tọa đàm “Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?”

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phan Văn Hùng nhấn mạnh số lượng trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam ngày càng gia tăng, vấn đề không còn là mối quan tâm của phụ huynh mà đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.

“Mỗi trẻ em sinh ra đều có quyền được yêu thương, được học tập và phát triển. Trẻ tự kỷ không nằm ngoài điều đó. Các em không phải là gánh nặng, mà là một phần của xã hội, có tiềm năng và khả năng đóng góp nếu được trao cơ hội phù hợp”, ông Phan Văn Hùng nhấn mạnh.

z6451635900165-59aaa6b39288d76ce04c9c4b32a96b0c.jpg
Các chuyên gia trao đổi tại buổi toạ đàm

Thực tế cho thấy nhiều trẻ tự kỷ và gia đình đang gặp nhiều khó khăn từ sự thiếu nhận thức của cộng đồng, hạn chế trong giáo dục đặc biệt đến sự hỗ trợ chưa đầy đủ về chính sách. Những rào cản này khiến việc hòa nhập và phát triển của trẻ tự kỷ trở nên thách thức hơn.

Tọa đàm là cơ hội để lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý và tổ chức xã hội nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả. Đồng thời góp phần lan tỏa thông điệp tích cực về sự đồng hành và thấu hiểu đối với trẻ tự kỷ, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hành động để tạo ra một môi trường thân thiện, giúp các em có cơ hội phát triển tốt nhất.

Trẻ tự kỷ cần được học tập và hướng nghiệp để chung sống và khẳng định mình

Bộ GD-ĐT có Thông tư 03/2018 quy định về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số trẻ tự kỷ có thể học hòa nhập trong các cơ sở giáo dục công lập, đặc biệt là các trường cấp 2, cấp 3, còn rất ít.

z6451636110388-3d32836e946bf1416ab3b8de7adb0950.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tạ Ngọc Trí chia sẻ tại tạo đàm

Trước thực tế này, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD-ĐT Tạ Ngọc Trí, cho biết, phải xác định Trẻ em rối loạn phổ tự kỷ là trẻ em khuyết tật. Đây là vấn đề liên quan chặt chẽ tới chính sách dành cho các em. Tuy nhiên, việc xác định này cần có sự vào cuộc của các cơ quan y tế có thẩm quyền.

Theo Phó Vụ trưởng, hiện nay, chúng ta cần phải quan tâm tới việc phân loại các em vào từng phương thức phù hợp nhất. Gần đây, Vụ Giáo dục Phổ thông đã tham mưu để có thể thành lập các trường, lớp riêng dành cho từng nhóm đối tượng.

Ngày 25.2.2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên nghiệp cho người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

z6451635687474-f3627ae74aef50dc568f51694c0b0109.jpg

Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Quy hoạch xác định rõ mô hình giáo dục song song với hệ thống hiện có, gồm các trường chuyên biệt và bán hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật nặng, đồng thời hỗ trợ trẻ nhẹ hơn học tại các trường hòa nhập.

Quyết định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo mỗi tỉnh có ít nhất một trung tâm hỗ trợ giáo dục công lập cho người khuyết tật, đồng thời khuyến khích các địa phương và cơ sở tư thục tham gia. Các cơ sở tư thục đáp ứng yêu cầu chất lượng sẽ được phép hoạt động dưới sự quản lý chuyên môn của Sở GD-ĐT.

Theo Phó Vụ trưởng Tạ Ngọc Trí, việc giáo dục cho trẻ em phổ tự kỷ nhằm hướng tới mục tiêu giúp các em có thể chung sống và khẳng định được mình. Sắp tới đây, đơn vị sẽ tiếp tục tư duy để tham mưu, bổ sung nội dung học nghề vào chương trình đào tạo để các em có thể tự kiếm sống được trong tương lai.

z6451635952691-481b20dc6089d6bf388cb8c6d2ce623c.jpg
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em ThS. Phan Thị Lan Hương

Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em ThS. Phan Thị Lan Hương, Dự án hướng nghiệp dành cho trẻ tự kỷ là một trong những dự án trọng điểm Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em.

ThS. Phan Thị Lan Hương cho biết, tại Trung tâm, sau nhiều năm nghiên cứu và thực tiễn, hoạt động hướng nghiệp và đào tạo nghề chủ yếu tập trung vào nghề thủ công – lĩnh vực các em thực hiện tốt nhất. Tùy theo mức độ nhận thức, Trung tâm xây dựng phương pháp, giáo trình và công việc phù hợp. Bà nhấn mạnh, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ không chỉ cần tình yêu thương mà còn đòi hỏi sự tận tâm, tư duy và phương pháp khoa học.

z6451635845624-8cb56b82c73d8b45769ba0d52c86defe.jpg
Người tự kỷ làm việc rất giỏi, tuân thủ quy trình chặt chẽ và thậm chí có tốc độ nhanh hơn người bình thường

Tham gia ý kiến với góc độ doanh nghiệp đang sử dụng người lao động bị tự kỷ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story Nguyễn Thị Thu chia sẻ không quảng bá sản phẩm của mình do người tự kỷ làm ra, trung tâm muốn khách hàng tiếp cận theo góc độ giá trị của sản phẩm hơn là sự thương hại cho người làm ra nó.

Theo chị Thu, hiện nay, sản phẩm do các em tự kỷ tại trung tâm sản xuất đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Chúng ta không nên xem trẻ tự kỷ là những người thiếu khả năng hay yếu kém. Thực tế, các bạn làm việc rất giỏi, tuân thủ quy trình chặt chẽ và thậm chí có tốc độ nhanh hơn người bình thường.

Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story hy vọng các doanh nghiệp sẽ chung tay, tạo cơ hội để người tự kỷ tham gia vào các khâu sản xuất của mình.

Bên lề tọa đàm, khu vực triển lãm trưng bày các bức tranh của em Tạ Đức Bảo Nam, sinh năm 2011, mắc rối loạn phát triển tự kỷ phổ cập từ 17 tháng tuổi. Dù gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, Bảo Nam lại bộc lộ năng khiếu đặc biệt trong hội họa. Chỉ trong hai tháng (từ 1.10.2024 đến 2.12.2024), em đã vẽ được 82 bức tranh, trong đó 60 bức vẽ về các cây cầu – một chủ đề mang nhiều ý nghĩa về sự kết nối.

z6451635741502-3d28f1c71e7106aad2a1585266e64751.jpg
z6451635794457-fd1a2e885b6d9b8ffbefc9224711a791.jpg
z6451635794422-42b2b02be6f5937da9f3205efb571baa.jpg

Các sản phẩm thủ công do trẻ tự kỷ tự làm cũng được giới thiệu, là minh chứng cho thấy nếu được quan tâm đúng cách, các em có thể lao động, sáng tạo và từng bước tự lập.

Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…