Giá sữa Việt Nam cao hơn so với sản phẩm cùng loại trên thế giới

Do nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi và giá trị đầu tư chăn nuôi còn cao dẫn đến sữa của Việt Nam là một trong những sản phẩm sữa có giá thành cao so với sản phẩm cùng loại trên thế giới, Bộ Công thương đánh giá.

Nguồn sữa trong nước chỉ đáp ứng 40% tổng nhu cầu chế biến

Bộ Công thương cho biết, sau 10 năm thực hiện Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2023 tại Quyết định số 3399/QĐ-BCT, các định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến nay tuy chưa đạt được đầy đủ một số mục tiêu đề ra song cũng có bước phát triển mạnh mẽ.

Nếu như năm 2015, sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 34% nhu cầu sữa chế biến, thì đến năm 2020 nâng lên 38%. Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người cũng có sự gia tăng đáng kể, từ mức 16 kg/người/năm (2015) lên 24 kg/người/năm (2022).

Nhiều thương hiệu của công ty sữa đã được người tiêu dùng tin dùng như Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty CP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk), Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk)… Sản phẩm của một số doanh nghiệp ngành sữa không những được tiêu dùng và có uy tín ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang gần 50 nước. 

Dù vậy, phát triển ngành sữa Việt Nam vẫn còn những bất cập, hạn chế.

Thứ nhất, hiện mới chỉ có 25% của tổng số bò sữa được nuôi tập trung ở trang trại, với trên 70.000 bò sữa (chủ yếu tại trang trại của Vinamilk và TH Milk). Tuy nhiên, do nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi và giá trị đầu tư chăn nuôi còn cao dẫn đến các sản phẩm sữa của Việt Nam là một trong những sản phẩm sữa có giá thành cao so với sản phẩm sữa cùng loại trên thế giới.

Thứ hai, thiếu quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng quản lý quy hoạch còn hạn chế, mạng lưới sản xuất nguyên liệu sữa tươi và khu vực chế biến sữa chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành. Ở nhiều địa phương, việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến mất cân đối với nguồn nguyên liệu, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dẫn tới phát triển ngành chưa ổn định, không bền vững.

Thứ ba, công nghiệp chế biến sữa vẫn còn hạn chế, dẫn đến đóng góp của công nghiệp chế biến trong nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa hàng hoá hiện nay vẫn còn thấp.

Thứ tư, chất lượng và chủng loại sản phẩm sữa chưa đa dạng, phát triển các sản phẩm từ sữa chưa nhiều, tính cạnh tranh kém, giá trị gia tăng chưa cao, giá sữa xuất khẩu thường thấp hơn giá thị trường thế giới cùng loại 5 - 10%.  Sản phẩm chế biến còn đơn điệu.

Thứ năm, nguồn cung nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến sữa trong nước. Sản xuất sữa nguyên liệu phải đối mặt với sự mất cân bằng cung và cầu khi nguồn sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 35 - 40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến.

“Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động giá của các sản phẩm sữa nhập khẩu. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu cũng gia tăng nguy cơ gây thiệt hại cho doanh nghiệp chế biến”, Bộ Công thương nêu.

Giá sữa Việt Nam cao hơn so với sản phẩm cùng loại trên thế giới -0
Nguồn: vinhphuc.gov.vn

Hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển ngành sữa trong tháng 9

Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Công thương cho rằng, việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất cần thiết và cấp bách, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã được đặt ra của giai đoạn trước cũng như trong giai đoạn mới.

Đó là phát triển bền vững ngành sữa, ngành công nghiệp chế biến sữa trở thành ngành có công nghệ hiện đại với cơ cấu ngành đồng đều, sản phẩm có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Hiện, Bộ Công thương đang xây dựng đề cương chiến lược, trong đó sẽ đặt ra các chỉ tiêu về sản phẩm, sản lượng; chỉ tiêu về thị phần sữa sản xuất trong nước; chỉ tiêu về xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; định hướng phát triển các sản phẩm sữa theo hướng xanh, tuần hoàn và tiết kiệm năng lượng...

Đề cương dự kiến sẽ đưa ra các nhóm giải pháp gồm hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại, xanh và bền vững; đẩy mạnh xuất khẩu sữa Việt Nam; cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, tham gia trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp chế biến sữa.

Theo kế hoạch, tháng 9.2024 sẽ hoàn thiện dự thảo chiến lược, báo cáo Bộ trưởng trình Thủ trướng Chính phủ phê duyệt.

Kinh tế

Hé lộ về Telin Group của Chủ tịch Lê Tuấn Hải vừa bị nhắc tên trong loạt vi phạm tại Dự án ngõ 622 Minh Khai
Doanh nghiệp

Hé lộ về Telin Group của Chủ tịch Lê Tuấn Hải vừa bị nhắc tên trong loạt vi phạm tại Dự án ngõ 622 Minh Khai

Các cổ đông sáng lập của Telin Group bao gồm: Lê Bình Minh; Lê Tuấn Hải và Lê Thị Ngọc Anh. Trong số các cổ đông, ông Lê Tuấn Hải hiện đang là người đại diện pháp luật của Telin Group với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quy mô vốn điều lệ của Telin Group đang ở mức 540 tỷ đồng.

Giá xăng dầu của Việt Nam đã bám sát giá xăng dầu thế giới
Kinh tế

Giá xăng dầu của Việt Nam đã bám sát giá xăng dầu thế giới

Hiện nay, chu kỳ điều hành giá xăng dầu đã được rút ngắn chỉ còn 7 ngày 1 lần, giá xăng dầu của Việt Nam đã bám sát giá xăng dầu của thế giới. Đây là thông tin được bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương chia sẻ tại Tọa đàm “Cơ chế kinh doanh và an ninh năng lượng trong lĩnh vực xăng dầu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 16.10, tại Hà Nội.

Những khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy
Kinh tế

Những khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là một công trình trí tuệ, khoa học đa lĩnh vực của năng lượng trên cơ sở thực tiễn triển khai Luật Điện lực 2004 và những nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện... Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc về việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện gió ngoài khơi. Đó là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm "Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW, Kết luận số 76- KL/TW" do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức ngày 16.10.2024.

Princess’s Manor: Nhân tố mới thay đổi phong cách sống của người dân xứ Thanh
Bất động sản

Princess’s Manor: Nhân tố mới thay đổi phong cách sống của người dân xứ Thanh

Làn sóng dịch chuyển nơi an cư từ nhà đất chật hẹp sang các dự án chung cư có vị trí đắc địa, đầy đủ tiện nghi đang diễn ra mạnh mẽ tại Thanh Hóa trong thời gian gần đây. Trong đó, chốn an cư với không gian sống chuẩn Nhật hiện đại, tiện ích đẳng cấp tại phân khu cao tầng Princess’s Manor (Vinhomes Star City) nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Cần đánh giá đầy đủ về hạ tầng theo hướng dẫn của IAEA

Chính phủ đang giao Bộ Công Thương nghiên cứu về điện hạt nhân. Căn cứ vào xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới, tính cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân, việc quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là cần thiết. Để bảo đảm tính khả thi và an toàn, cần xem xét đánh giá đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Hai kịch bản tăng trưởng trong quý cuối năm

Tại tọa đàm “Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức ngày 15.10, VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản cao, GDP quý IV dự kiến đạt 7,4%, đưa tăng trưởng cả năm đạt 7%. Ở kịch bản thấp, GDP quý IV có thể giảm xuống dưới 7%, và tăng trưởng cả năm sẽ quanh mức 6,84%.

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Kinh tế

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (Dự án) có tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD. Hội đồng Thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đề nghị cần rà soát để tính đúng, tính đủ; làm rõ phương án huy động và khả năng cân đối vốn.

Agribank hòa nhịp trong “dòng chảy số”
Doanh nghiệp

Agribank hòa nhịp trong “dòng chảy số”

Phát triển bền vững; trở thành ngân hàng hiện đại; đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chương trình Chuyển đổi số quốc gia… là mục tiêu xuyên suốt của Agribank. Để thực hiện, Agribank đã chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc, luôn nhất quán trong quan điểm, hành động cũng như tiên phong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp: Tăng cường quảng bá, xây dựng, kết nối tiêu thụ hàng Việt
Kinh tế

Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp: Tăng cường quảng bá, xây dựng, kết nối tiêu thụ hàng Việt

Với việc khánh thành Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp sau 3 năm xây dựng, đây là nơi quảng bá, xây dựng các mặt hàng Việt Nam, là kênh kết nối quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn, tìm kiếm được những mặt hàng “Made in Viet Nam” chất lượng cao.

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động
Kinh tế

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động

"Cột mốc khai trương 5G không chỉ là khai trương một công nghệ, một dịch vụ mới, là công trình thật lớn lao, ý nghĩa mà cán bộ, công nhân viên Viettel đã nỗ lực triển khai, xây dựng suốt 6 tháng qua để chào mừng sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng". Đó là khẳng định của Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tại sự kiện Viettel tuyên bố chính thức khai trương mạng 5G và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động.

Thúc đẩy, kết nối hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khu vực phía Nam
Kinh tế

Thúc đẩy, kết nối hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khu vực phía Nam

“Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024” là một trong những hoạt động thuộc Chương trình khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giao lưu, học tập kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, hưởng ứng tích cực đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất
Kinh tế

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất

Trong Bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2024 vừa được công bố bởi Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) duy trì vị thế 9 năm liên tiếp là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp được công chúng đánh giá cao nhất về phát triển bền vững.