Ghi chép của một nhà thiết kế

Chiều 16.3, tại không gian nghệ thuật The Outpost, Roman Plaza, Hà Nội, sẽ diễn ra tour triển lãm cùng nhà thiết kế Duy Đào.

Nhà thiết kế huyền thoại Paul Rand từng nhận định: "Thiết kế rất đơn giản, đó là lý do tại sao nó lại phức tạp như vậy". Đặc biệt là khi thiết kế nhận diện thị giác cho một không gian nghệ thuật, hay một triển lãm - vốn đã dung chứa rất nhiều cá tính nghệ thuật rõ rệt. Lúc đó, không gian trống cho người thiết kế sẽ nằm ở đâu?

Nhà thiết kế trẻ Duy Đào, một trong những đối tác đồng hành với The Outpost từ những ngày đầu tiên, đã đưa ra một so sánh khá dí dỏm về cách tiếp cận các dự án thiết kế của mình với... cách sang đường ở Việt Nam. Đó là tìm khoảng trống; nắm dòng chảy; chậm và chắc; không được dừng lại; về đích. Điều đó cũng giống như cách thiết kế một dự án hay cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Ghi chép của một nhà thiết kế -0

Duy Đào (sinh năm 1995), nhà thiết kế và Giám đốc sáng tạo Studio DUY, là cái tên không còn xa lạ với cộng đồng sáng tạo Việt Nam. Duy Đào liên tục đứng sau nhiều dự án sáng tạo nổi bật: bộ nhận diện của Trung tâm nghệ thuật The Outpost, bộ nhận diện thương hiệu và logo mới của Vinamilk, chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế album Gieo của ban nhạc Ngọt...

Ở mỗi dự án, Duy thường dành nhiều thời gian tìm hiểu, quan sát, bóc tách đề bài trước khi bắt tay vào làm việc. Trong số Ghi chép lần này, người tham gia sẽ cùng nhà thiết kế Duy Đào "đi sang đường" trong miền đất thuộc khuôn khổ triển lãm Alice ở đường hầm thời gian đang diễn ra ở The Outpost. Thông qua chuyện trò, thảo luận cùng Duy Đào, người xem sẽ quan sát vật liệu, tổng hợp bảng màu, gạn lọc chi tiết nội dung, phương pháp, triết lý thẩm mỹ, để lộ ra diện mạo của thế giới thiết kế.

Văn hóa

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Poster phim "Đào, phở và piano"
Văn hóa

Bài cuối: Lãng mạn nhưng kiên cường

26 năm sau "Hà Nội mùa đông 46", năm 2023, đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn thực hiện bộ phim "Đào, phở và piano" từ sự thôi thúc bên trong, từ những câu chuyện kể của thế hệ cha anh đi trước mà ông được lắng nghe, và từ chính những ký ức tuổi thơ của đạo diễn về Hà Nội.