Dự luật gia hạn thời gian nghỉ thai sản của Argentina: Thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ giảm nghèo

Các nghị sĩ Argentina đang thúc đẩy một dự luật nhằm tăng thời gian nghỉ thai sản cho vợ và chồng. Chế độ nghỉ thai sản đối với phụ nữ mang thai ở Argentina là 90 ngày nhưng người chồng chỉ được nghỉ 2 ngày. Các nhà lập pháp đang muốn thay đổi điều này bằng cách kéo dài thời gian nghỉ phép lên lần lượt là 126 và 45 ngày.

Những người ủng hộ dự luật cũng mong muốn mở rộng quyền nghỉ làm có lương cho những người là cha mẹ nuôi, vốn hiện không có quyền nghỉ thai sản hoặc chế độ nghỉ để chăm sóc con cái.

Hai nghị sĩ thuộc đảng Liên minh vì tổ quốc (UxP) là Vanesa Siley và Mónica Macha đã chủ trì một cuộc họp chung của Ủy ban Pháp luật về Lao động nữ và Giới để thảo luận về đề xuất này. Cuộc họp có sự tham dự của các chuyên gia khác về điều kiện lao động, chính sách giới. Dự luật vẫn đang trong giai đoạn dự thảo.

Dự luật gia hạn thời gian nghỉ thai sản của Argentina: Thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ giảm nghèo -0
Ủy ban Pháp luật về Lao động nữ và Giới thảo luận về dự luật. Nguồn: Quốc hội Argentina

Các tổ chức xã hội và đoàn thể đã yêu cầu kéo dài thời gian nghỉ phép cho các cặp vợ chồng sinh con trong nhiều năm. Một số dự luật đã được gửi tới Quốc hội, nhưng hiện tại nghị sĩ đang thảo luận về một dự luật khá thống nhất, được sự ủng hộ của hầu hết nghị sĩ trong liên minh. Chính phủ quốc gia đang thúc đẩy sáng kiến ​​này như một phần của dự luật Hệ thống Chăm sóc toàn diện năm 2022.

Các nguồn tin của Quốc hội Argentina nói với Herald rằng bước tiếp theo là một cuộc họp cố vấn, vẫn chưa được lên lịch. Mặc dù nó có thể trải qua những thay đổi, nhưng dự thảo có thể được ký thành một dự luật chính thức sau trường hợp này.

Các nguồn tương tự cho biết họ hy vọng dự luật sẽ được xử lý trong khuôn khổ một phiên họp của Quốc hội sau cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày 13.8.

Argentina nằm trong số các quốc gia Mỹ Latin có số ngày nghỉ thai sản thấp nhất. Chile đứng đầu danh sách, với trung bình 31 tuần, theo Unicef.

Dự thảo luật sẽ cho phép những phụ nữ mang thai có 45 ngày nghỉ có lương bắt buộc trước khi sinh con và tối đa 81 ngày sau khi sinh. Họ cũng có thể lựa chọn để nghỉ sớm hơn trước sinh hoặc muộn hơn sau khi sinh, miễn là tổng cổng số ngày phép là 126 ngày.

Nếu Quốc hội thông qua dự luật, cha và bạn đời của những phụ nữ mang thai sẽ có 45 ngày nghỉ phép có lương sau khi sinh con. Họ cũng có thể chọn nghỉ trước hoặc sau nhiều hơn.

Trong trường hợp sinh nhiều con, mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày, chồng được nghỉ mười lăm ngày.

Cha mẹ nuôi cũng sẽ có 90 ngày nghỉ phép có lương bắt buộc, bắt đầu từ ngày họ được trao quyền giám hộ đứa trẻ. Họ cũng sẽ được nghỉ phép có lương trước khi nhận con nuôi để tham dự các cuộc họp với tòa án nhận con nuôi.

Tất cả những đối tượng thụ hưởng chính sách là những người có nộp thuế trong hệ thống thuế thống nhất, cũng như những người lao động ở nông thôn và giúp việc gia đình.

Tiền nghỉ thai sản của đối tượng nộp thuế thống nhất và lao động nông thôn và giúp việc gia đình sẽ là một khoản tiền tương đương với mức lương tối thiểu do Nhà nước chi trả.

Tại cuộc họp của các ủy ban phụ trách dự luật, các chuyên gia về các vấn đề giới và chăm sóc đã bảo vệ dự luật, nói rằng nó sẽ giúp giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội và giới. Trong khi đó, đại diện của giới doanh nghiệp tỏ ra do dự về khía cạnh tài chính của dự luật.

Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.