Chùa Ba Vàng - Điểm đến hấp dẫn trên hành trình du lịch tâm linh vùng Đông Bắc

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp khắp muôn nơi

- Chủ Nhật, 29/01/2023, 08:30 - Chia sẻ

Chùa Ba Vàng từ lâu đã được biết tới là điểm hẹn tâm linh nổi tiếng của Nhân dân và Phật tử thập phương. Khuôn viên của Chùa được thiết kế công phu, tạo cảnh quan đẹp.

Hành lang La Hán - Cánh cửa tìm về sự trong sạch

Từ cổng Tam Quan nội đi về phía Chính Điện, có thể thấy hai bên là hai dãy hành lang La Hán với bộ tượng đá 18 vị La Hán được bày trí hài hòa. 

Trong Phật giáo, A La Hán là quả vị cao nhất trong tứ Thánh quả. Đức Phật và A La Hán đều là những người hoàn toàn đoạn tận buồn phiền của tam giới, vĩnh viễn ra khỏi luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, Đức Phật là một vị A La Hán đặc biệt, sự giác biết của Ngài vượt lên trên tất cả. Các vị A La Hán là đệ tử của Đức Phật, thành tựu quả vị giác ngộ dưới sự giáo dưỡng của Ngài. 

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0
Hai dãy hành lang La Hán tại chùa Ba Vàng biểu trưng cho cánh cửa của mỗi người khi tìm về với sự trong sạch, phạm hạnh thanh cao 

18 pho tượng La Hán này được tạc bằng đá, và dát vàng 99,98%. Mỗi vị La Hán với tên gọi khác nhau, mang những nét đặc trưng về thân thế, công phu tu hành, cũng như công lao cứu độ chúng sinh. 

La Hán Trường Mi: Ngài tên là Ajita có lông mày dài rủ xuống. Khi xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A-la-hán, nên gọi Ngài là La Hán Trường My. Ngài cũng là một trong những thị giả của Đức Phật. Vua và nhân dân nước Đạt-ma-tất-thiết - đế không tin Phật Pháp, chỉ thờ quỷ thần sông núi; Ngài độ cho vua và Nhân dân, làm cho Phật Pháp hưng thịnh.

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0
Nhân dân, Phật tử thập phương cung kính đảnh lễ trước tượng các A La Hán

La Hán Trầm Tư: Tên Ngài là Rāhula (La-hầu-la). Con trai của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật), xuất gia từ năm 7 tuổi. Ngài tu hạnh nhẫn nhục, khiêm cung, chứng quả A-la-hán, đạt danh hiệu là Mật Hạnh Đệ Nhất. 

La Hán Tọa Lộc: Tên Ngài là Pindolabhradvja, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Sau khi xuất gia chứng quả, Ngài cưỡi hươu về độ cho vua và nhân dân, nên gọi Ngài là La Hán Cưỡi Hươu.

Một bậc Sa Môn hành trì 250 giới phải thành tựu được sự học hỏi về giới - định - tuệ, dứt sạch tham - sân - si thì mới chứng được quả vị A La Hán. Trong kinh Tăng Chi Bộ nói về vị A La Hán như sau: “Và đối với một đệ tử đã được giải thoát như thế, tâm đã an tịnh, không cần gì thêm vào những gì đã được làm, vị ấy không còn phải làm gì nữa. Giống như một tảng đá của một khối thạch, không bị lay chuyển vì gió, không sắc, không hương, không vị, không xúc, không sở dục, không vô sở dục nào có thể làm cho vị ấy dao động. Tâm vị ấy vững chãi, sự giải thoát đã được đạt”.

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0
Phật tử và du khách thập phương tìm hiểu đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng mang tên “Tu sĩ và núi rừng” - nằm phía trong dãy hành lang La Hán 

Cho nên, hình tượng của các vị La Hán, nhắc nhở rằng sự chân thật tu tập đúng Pháp sẽ đạt được kết quả trí tuệ, từ bi, giải thoát. Các Ngài là những người đi trước, là minh chứng cho thấy quyết chí tu hành, giữ vững đạo tâm không thoái chuyển nhất định sẽ đạt được Thánh quả. Vì vậy, những ai muốn được thành tựu quả vị A La Hán thì học theo gương các Ngài, để được hạnh phúc, an vui.

Phía sau các tôn tượng,có thể dễ dàng nhìn thấy một bức tranh sống động, tái hiện toàn bộ hình ảnh tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng, đó là thực hành hạnh đầu đà trong rừng. Bức tranh được đặt phía sau tôn tượng của các vị La Hán như ngụ ý rằng, chư Tăng là những người tiếp nối con đường mà Đức Phật và các bậc Thánh Tăng đã đi; trong tương lai cũng sẽ thành tựu được Thánh quả. 

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0

Trong kinh Đức Phật đã dạy: cung kính bậc đáng kính sẽ sinh ra cho chúng ta vô lượng phước báu. Các bậc A La Hán là những bậc đáng tôn kính, cho nên chúng ta cung kính, đảnh lễ, cúng dường các Ngài sẽ là nhân khiến chúng ta sinh ra vô lượng quả phúc an lành. 

Đến với chùa Ba Vàng dịp Tết Quý Mão năm nay, quý vị hãy dành thời gian dừng chân tại khu vực thờ 18 vị La Hán, chắp tay cung kính đảnh lễ các Ngài, nguyện mong các Ngài gia hộ để đón năm mới với nhiều an vui, hạnh phúc. 

Để người người được kết duyên với chính Pháp

Nằm ở vị trí chính giữa cổng Tam Quan nội, biểu tượng Bánh xe chuyển Pháp luân được đặt giữa mô hình hoa không chỉ mang một vẻ đẹp tươi mới mà còn ẩn chứa trong đó ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng của Phật giáo. 

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0
Biểu tượng Bánh xe chuyển Pháp luân ở vị trí chính giữa cổng Tam Quan 

Xung quanh mô hình bánh xe chuyển Pháp là những đóa hoa cúc vạn thọ với sắc trắng của hoa tích cầu, sắc đỏ của hoa xác pháo, tổng thể tạo nên khung cảnh rực rỡ, ấn tượng trong những ngày xuân. Nơi đây là một trong những địa điểm lý tưởng để nhân dân, du khách chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong chuyến hành trình đầy ý nghĩa trong năm mới.

Về ý nghĩa lịch sử, cách đây hơn 2600 năm về trước, sau khi thành tựu quả vị Phật, vì lòng bi mẫn, thương tưởng chúng sinh, Đức Phật đã chuyển bánh xe Pháp vi diệu đến tất thảy muôn loài. Hình tượng bánh xe chuyển Pháp là biểu tượng của việc chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian này. Pháp của Đức Phật chuyển đến đâu thì nghiền nát hết cả sự khổ đau, phiền não cho chúng sinh tới đó, khiến chúng sinh đến được bến bờ giải thoát, đạt được hạnh phúc, an vui. 

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0
Cổng Tam Quan rực rỡ sắc hoa đón chào du khách

Ngày nay, tiếp bước và noi gương Đức Thế Tôn, Thầy Trụ trì Thích Trúc Thái Minh đã dày công xây dựng và phát triển tùng lâm Ba Vàng, nhằm tạo môi trường cho nhân dân, Phật tử tu học, rèn luyện đạo đức, thực hành lời Phật dạy để thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. Tính đến thời điểm hiện tại, tại chùa Ba Vàng, đã có hơn 400 đạo tràng trong và ngoài nước được thành lập, trải dài trên hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0
Sắc xuân rực rỡ lan tỏa rộng khắp muôn nơi, bao trùm lên vạn vật

Với tâm nguyện “Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh”, chư Tăng Ni của chùa ngày đêm tu tập tinh nghiêm, giữ gìn giới Pháp của Phật và chuyển tải Phật Pháp qua các hoạt động ích đạo lợi đời, đồng hành cùng dân tộc như tổ chức các khóa tu cho mọi tầng lớp, lứa tuổi; tổ chức các hoạt động an sinh xã hội. 

Các Câu lạc bộ (CLB) của Chùa cũng được phát triển mạnh mẽ như: CLB Cúc Vàng, CLB Tuổi Trẻ, CLB La Hầu La, CLB Tình Yêu - Hôn Nhân - Gia đình Phật tử... Các Phật tử chăm chỉ thực hành lời Phật dạy với mong muốn gieo duyên cho mọi người bằng việc làm thiết thực như: chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, khắc phục thiên tai, bảo vệ môi trường, tri ân những người có công với đất nước, phóng sinh cứu vật, hiến máu... 

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0

Bài 2: Lan tỏa ánh sáng Phật Pháp đi muôn phương -0
Du khách cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đẹp tại Chùa Ba Vàng dịp Tết Quý Mão

Từ nghĩa ý nghĩa trên, tiểu cảnh bánh xe chuyển Pháp tại chùa Ba Vàng Tết Quý Mão không chỉ mang giá trị cao quý của Pháp Phật, mà còn giúp mỗi người dân, khách du lịch tham quan thấy được giá trị cao quý của Pháp Phật và tinh thần gìn giữ, hoằng bá giáo Pháp của tứ chúng chùa Ba Vàng, mong muốn ánh sáng Phật Pháp sẽ được lan tỏa rộng rãi tới thật nhiều người hơn nữa, để người người được kết duyên với chính Pháp, có một cuộc sống nhiều niềm vui, hạnh phúc trong thiện nhân quả. 

Trí Trung - Mạnh Tuân
#