Đồng bộ giải pháp nâng tầm du lịch Hòa Bình

Tích cực chuyển đổi số; tăng cường liên doanh, liên kết, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hình thành các sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách; hỗ trợ cho các cơ sở lưu trú dịch vụ, nhất là về giao thông kết nối, viễn thông; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án... là những giải pháp được tỉnh Hòa Bình xác định tập trung thực hiện để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đóng góp rõ nét vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Thiếu chính sách hấp dẫn 

Tại hội nghị sơ kết công tác du lịch 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm vừa diễn ra, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp; tổ chức các sự kiện, hoạt động lớn để quảng bá, kích cầu du lịch địa phương. Nhiều điểm đến, tour - nhóm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn và các hoạt động sôi nổi đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác du lịch 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Ảnh T. Tâm
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác du lịch 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Ảnh: T. Tâm

UBND tỉnh và các địa phương cũng ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch... Nhờ sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao, du lịch Hòa Bình đã được một số kết quả quan trọng, tạo tiền đề hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển đề ra trong năm. Theo đó, toàn tỉnh đã đón 2.360.000 lượt khách (tăng 28,8% so với cùng kỳ 2022, đạt 67,4% kế hoạch năm); tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.300 tỷ đồng (tăng 16,2 so với cùng kỳ, đạt 59% kế hoạch năm).

Bên cạnh những kết quả quan trọng nói trên, đánh giá toàn diện việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh Hòa Bình cũng thẳng thắn nhìn nhận: tỉnh vẫn đang thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư phát triển du lịch; tiến độ triển khai một số dự án đầu tư trong lĩnh vực này còn chậm; sản phẩm du lịch tại một số điểm đến chưa đa dạng, chất lượng chưa đủ  tạo sức hút mạnh mẽ…

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bùi Thị Niềm cho biết: nguyên nhân là do vẫn đang thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để ưu đãi, khuyến khích, thu hút được các nhà đầu tư xứng tầm để phát triển những khu, điểm dịch vụ du lịch lớn với sản phẩm chuyên nghiệp, chất lượng. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành du lịch Hòa Bình đang rất thiếu nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, khả năng cân đối ngân sách còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xúc tiến, quảng bá nhất là thị trường ngoài nước.

Tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư

Chủ trì hội nghị sơ kết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn đề nghị, toàn tỉnh cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các ngành, địa phương tạo điều kiện cho nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát, lập dự án; hỗ trợ công tác giải quyết các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án du lịch. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở lưu trú, dịch vụ, nhất là về hạ tầng giao thông kết nối, viễn thông; tăng cường quản lý đối với các di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh để phục vụ phát triển du lịch địa phương...

Về phía các huyện, thành phố, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, cần quan tâm chỉ đạo cấp xã giám sát, bảo đảm tiến độ, chất lượng các công trình phục vụ phát triển du lịch trong khuôn khổ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; liên kết, hợp tác đào tạo, đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch; nội dung truyền thông, quảng bá cần phong phú, hấp dẫn và thực hiện trên nhiều nền tảng hơn nữa... 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn cũng yêu cần, ưu tiên và lồng ghép nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hệ thống đường giao thông và các bến cảng, bến thuyền kết nối các điểm đến trên địa bàn. Triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu của toàn ngành; hình thành bản đồ số phục vụ phát triển du lịch thông minh. Tăng cường liên doanh, liên kết, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các sản phẩm du lịch có tiềm năng, chất lượng đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào khai thác, sử dụng... 

Địa phương

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Hà Nội: Công ty Thanh Bình liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đông Anh
Địa phương

Hà Nội: Công ty Thanh Bình liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đông Anh

Trong thời gian vừa qua, Công ty TNHH tập đoàn xây dựng Thanh Bình là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn huyện Đông Anh, đặc biệt là ở xã Thuỵ Lâm địa bàn doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính. Điều đáng nói là đa số các gói thầu thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Địa phương

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Hướng tới thực hiện đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh đa dạng, kết nối các sản phẩm liên vùng, tăng sức hấp dẫn điểm đến; khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng của Ninh Thuận…

Kỳ 3: Sau nghị quyết là cuộc sống người dân
Địa phương

Kỳ 3: Sau nghị quyết là cuộc sống người dân

Giảm nghèo bền vững, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc không chỉ là nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền mà đã trở thành nhu cầu, khát vọng của các tầng lớp Nhân dân Yên Bái. Nghị quyết, chính sách của Nhà nước và địa phương chính là “người dẫn đường”, “người bảo hộ” quan trọng đồng hành trong cuộc sống. Bởi phía sau nghị quyết chính là cuộc sống của người dân.

Buổi chiều bình yên trên dòng sông Nho Quế
Địa phương

Sắc màu quyến rũ nơi rẻo cao Hà Giang

Nằm ở rẻo cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc như bức tranh đa diện, đa sắc màu tô thắm cho mảnh đất Hà Giang ngày một tươi đẹp hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi những nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà chính cuộc sống, nét văn hóa của đồng bào dân tộc cũng góp phần làm hài hòa cho màu sắc bức tranh.

Hà Nội: Công ty TNHH xây dựng Hà Hưng thường xuyên trúng thầu sát giá tại huyện Quốc Oai có tiềm lực ra sao?
Địa phương

Hà Nội: Công ty TNHH xây dựng Hà Hưng thường xuyên trúng thầu sát giá tại huyện Quốc Oai có tiềm lực ra sao?

Trong những năm qua, Công ty TNHH xây dựng Hà Hưng đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn huyện Quốc Oai. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 22 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 570 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập.

Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,45% hộ nghèo, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và trung ương giao (Ảnh: Đức Hiệp)
Trên đường phát triển

Yên Bái: Huy động toàn hệ thống thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nhằm tạo điều kiện và cơ hội giúp người nghèo học nghề, tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, phát triển kinh tế…

TP. Hồ Chí Minh: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Củ Chi ký duyệt 58 gói thầu đầu tư công trong 1 tháng, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Củ Chi ký duyệt 58 gói thầu đầu tư công trong 1 tháng, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Trong một tháng, ông Lê Hoàng Hải – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh ký phê duyệt 58 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có gói thầu tiết kiệm ngân sách 0 đồng.