Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội: Thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Lễ khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024, do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, ngày 5.11.

Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.

z6001532439429-3fd809d970191a19c538e30ce6debd74.jpg
Lãnh đạo trung ương và lãnh đạo thành phố Hà Nội tham dự Đại hội

Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển

Tham dự Đại hội có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của thành phố và 250 đại biểu chính thức cũng tham dự.

z6000631724921-146696c5443da2c14f16b400ff9acc09.jpg
Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân phát biểu khai mạc Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 có chủ đề “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển”. Đây là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Thủ đô. Đồng thời, khẳng định sự quan tâm của thành phố trong việc chăm lo mọi mặt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 30/30 quận, huyện, thị xã của thành phố với trên 107.847 người thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 1,3% dân số.

Thời gian qua, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%; thu nhập bình quân đầu người khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm.

z6000631913910-283c58d48574802e21221d6a1ffbb97c.jpg
Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Thủ đô.

Hệ thống trường học được tu sửa và xây mới đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, trên 80% trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thực hiện hiệu quả.

Đại hội đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2029: Thu nhập bình quân của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội.

Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt từ 95% trở lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80-85% và 100% thôn, làng có nhà văn hóa; gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa đạt 95%.

Thủ đô tiếp tục xây dựng và phát huy khối Đại đoàn kết dân tộc

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đặc biệt ấn tượng với những nỗ lực và thành tựu của Hà Nội đã đạt được.

Nhất là trong giai đoạn 2019-2024, Thành phố đã quan tâm dành nguồn lực lớn, bố trí trên 5.000 tỷ đồng từ ngân sách của địa phương, cùng với các nguồn vốn huy động khác để hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã có trên 265 dự án, công trình điện, đường giao thông, công trình thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, khu vui chơi thể thao được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại.

z6000864158784-d0ba8bbfe7e3adcf99b158448eb7dda1.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông

Hà Nội đã bố trí trên 8.000 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội cho Nhân dân và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vay phát triển sản xuất và giải quyết một số yêu cầu bức thiết trong cuộc sống. Bố trí hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo.

Từ sự quan tâm của Thành phố diện mạo vùng DTTS đã thay đổi nhanh chóng, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đồng bào DTTS được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội. Đến nay thành phố Hà Nội đã hoàn thành 32/35 chỉ tiêu giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội, còn 3 chỉ tiêu cũng đã cơ bản, phấn đấu hoàn thành vào năm 2025.

z6001532436323-cc5317c01af1ef9e2f2910aba380da20.jpg
250 đại biểu dân tộc thiểu số của Hà Nội tham dự Đại hội

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đề nghị thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội cần tập trung thực hiện thật tốt 4 nội dung.

Thứ nhất, cần tập trung khai thác tiềm năng lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tạo sinh kế mới cho người dân. Bắt đầu tư tạo xung lực mới theo hướng ban hành cơ chế chính sách phù hợp về đất đai, dạy nghề, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm... để phát triển các dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị; khai thác tiềm năng lợi thế gắn với văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm... tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Thứ hai, đi đôi với phát triển kinh tế, cần tiếp tục quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo, dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi để người dân phát huy nội lực, vượt qua chính mình hội nhập và phát triển.

Thứ ba, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất của đồng bào, cần phải quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, đa dạng, phong phú thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam.

Thứ tư, chú trọng xây dựng, vun đắp khối đại đoàn kết các dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh, là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

z6000863725287-7981fe3baa4a45d997dee6a08320884a.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Phát biểu đáp từ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Y Thông, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị Đại hội nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh, các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân tộc. Xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển của Thành phố.

Ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tạo điều kiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với vùng ngoại thành và đô thị.

Đặc biệt lưu ý những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội trong công tác dân tộc được quy định trong Luật Thủ đô năm 2024. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chính sách về dân tộc; nghiên cứu biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác dân tộc.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đề nghị các địa phương cần đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là ở các thôn, bản; thực hiện tốt chính sách pháp luật dân chủ ở cơ sở, phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín trong việc vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn đồng bào các dân tộc trên địa bàn Thành phố tiếp tục giữ gìn tình đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp. Sức mạnh đoàn kết phải được bắt đầu từ tình thương yêu trong mỗi gia đình, sự gắn kết các dòng họ, tinh thần tương trợ tối lửa tắt đèn có nhau giữa các hộ dân, kết nghĩa chia sẻ giữa các dân tộc.

z6000865327149-822f562bfbe67e9164387068a74bd0b0.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao tặng bức trướng chúc mừng Đại hội.

Đại hội đã được nghe tham luận 2 của Trưởng ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Hoàng Thu Hồng chia sẻ kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; và tham luận của Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I năm 2021-2025; Chương trình xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

z6001410251606-994da9633dc60bc07c8ee7ec496548eb.jpg
z6001410247721-46f3d466bd9c619d630eb39a977c8438.jpg
Các cá nhân, tập thể vinh dự nhận Bằng khen, Kỷ niệm chương tại Đại hội

Trong khuôn khổ đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã trao tặng 4 Kỷ niệm chương, 6 Bằng khen (1 tập thể, 5 cá nhân); Chủ tịch UBND thành phố tặng 50 Bằng khen (14 tập thể, 36 cá nhân); Trưởng ban Dân tộc thành phố tặng 120 giấy khen (20 tập thể, 80 cá nhân) cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác dân tộc của thành phố Hà Nội.

Địa phương

Buổi chiều bình yên trên dòng sông Nho Quế
Địa phương

Sắc màu quyến rũ nơi rẻo cao Hà Giang

Nằm ở rẻo cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc như bức tranh đa diện, đa sắc màu tô thắm cho mảnh đất Hà Giang ngày một tươi đẹp hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi những nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà chính cuộc sống, nét văn hóa của đồng bào dân tộc cũng góp phần làm hài hòa cho màu sắc bức tranh.

Hà Nội: Công ty TNHH xây dựng Hà Hưng thường xuyên trúng thầu sát giá tại huyện Quốc Oai có tiềm lực ra sao?
Địa phương

Hà Nội: Công ty TNHH xây dựng Hà Hưng thường xuyên trúng thầu sát giá tại huyện Quốc Oai có tiềm lực ra sao?

Trong những năm qua, Công ty TNHH xây dựng Hà Hưng đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn huyện Quốc Oai. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 22 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 570 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập.

Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,45% hộ nghèo, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và trung ương giao (Ảnh: Đức Hiệp)
Trên đường phát triển

Yên Bái: Huy động toàn hệ thống thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nhằm tạo điều kiện và cơ hội giúp người nghèo học nghề, tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, phát triển kinh tế…

TP. Hồ Chí Minh: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Củ Chi ký duyệt 58 gói thầu đầu tư công trong 1 tháng, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Củ Chi ký duyệt 58 gói thầu đầu tư công trong 1 tháng, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Trong một tháng, ông Lê Hoàng Hải – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh ký phê duyệt 58 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có gói thầu tiết kiệm ngân sách 0 đồng.

Kỳ 2: Từ cuộc sống vào nghị quyết
Địa phương

Kỳ 2: Từ cuộc sống vào nghị quyết

Thực tiễn cuộc sống đã bước vào từng trang giấy để cụ thể hóa thành các nghị quyết, chính sách. Trước hết, đây là câu chuyện của tư duy mạnh mẽ, quyết đoán, luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, trước hết, bảo đảm các nghị quyết, chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp, hiệu quả thực chất, đáp ứng sự kỳ vọng, mong mỏi của cử tri và nhân dân.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội nghị quan trọng nhằm trao đổi về tác động của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội tới các cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và đại diện doanh nghiệp trong tỉnh.

TP. Hồ Chí Minh: Thi công "ì ạch", Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt liên tiếp trúng thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Thi công "ì ạch", Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt liên tiếp trúng thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”

Hai dự án sử dụng ngân sách tại huyện Cần Giờ, Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt thi công dang dở, có nhiều vi phạm nhưng tháng 10.2024, công ty này vẫn liên tiếp trúng 3 gói thầu tại TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè với tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”.

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Kiên Giang: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn PCCC tại cơ sở karaoke Kim Hà
Địa phương

Kiên Giang: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn PCCC tại cơ sở karaoke Kim Hà

Qua công tác kiểm tra lực lượng chức năng xác định, karaoke Kim Hà hoạt động đúng với nội dung giấy phép được cấp, bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn PCCC, có hợp đồng lao động với nhân viên, được cấp giấy phép xây dựng. Cơ sở này có 8 phòng hát, 2 phòng ở gia đình, tổng diện tích 450m2.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.